Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu

Ngày khai trương: 7-11-2010
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Hôm nay:


Bạn muốn xem giờ hoàng đạo của ngày nào, nhấn chuột vào ngày đó. Lịch này có thể xem bất kỳ năm nào. Bạn Nhấn vào các dấu << hoặc dấu >> hai bên của năm.


Ảnh họp mặt ngày 7-11-2010



Ảnh họp mặt ngày 6-11-2011



Ảnh họp mặt tại sài gòn 4-2-2012


Ảnh họp mặt tại sài gòn 13-11-2012

Thời gian

Latest topics
Top posters
Admin
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
toquanganh
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
nhubinh
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
Dmitri Tran
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
duquanghoa
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
laogiacong
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
Nguyễn Thế Hưng
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
Hoàng Nghĩa Tý
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
chaika
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
pepvn
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_lcap@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_voting_bar@ 2 giờ ở Công quốc Monaco I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 21 người, vào ngày 30/9/2023, 5:49 am
Statistics
Diễn Đàn hiện có 36 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: fgstarpop

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 272 in 232 subjects
Vòng Đời
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco Life_cycle_human_01
Giá vàng, ngoại tệ
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
Tỷ giá

widget flash
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco Pageviews=1

 

 @ 2 giờ ở Công quốc Monaco

Go down 
Tác giảThông điệp
toquanganh




Tổng số bài gửi : 91
Join date : 09/02/2012

@ 2 giờ ở Công quốc Monaco Empty
Bài gửiTiêu đề: @ 2 giờ ở Công quốc Monaco   @ 2 giờ ở Công quốc Monaco Empty2/11/2012, 7:34 pm



Không nhớ là từ thành phố Nice của Pháp đến Monaco phải đi bằng xe hơi bao lâu và khoảng cách bao xa. Chỉ biết rằng, đó là một đoạn đường rất ngắn.
Có lẽ khoảng cách này chỉ tương đương đoạn đường từ Saigon đi Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương.
Qua một vài hầm chui, là đến ngay trạm kiểm soát tại biên giới Pháp – Monaco. Nói là trạm kiểm soát, nhưng chắc chỉ để làm những thủ tục hải quan trong những trường hợp cần thiết.
Mọi xe cộ bình thường chỉ phải dừng lại rất nhanh, để trạm này kịp lưu lại bản số xe, chứ hoàn toàn không phải để làm thủ tục nhập cảnh. Nghĩa là giữa Pháp và Monaco gần như không có biên giới.
Từ thành phố Nice qua Monaco, ta sẽ đi trên một con đường ven biển, nằm trên rất cao, nên nhìn thấy toàn cảnh bờ biển của Monaco.
Nếu nhìn trên bản đồ, ta sẽ thấy Công quốc Monaco nằm tại một eo biển nhỏ của Pháp ở về hướng nam, gần thành phố Nice. Chính vì nó nằm trong eo biển, nên dù quốc gia này rất nhỏ, nhưng cũng có bến cảng. Bến cảng Monaco và các xưởng đóng sửa tàu chiếm gần hết chiều dài của bờ biển. Từ trên cao, bạn có thể thấy rất nhiều du thuyền đậu san sát như lá tre trên hải cảng. Du thuyền của người dân, du thuyền của khách từ nhiều quốc gia đến tham quan và chơi bài tại các sòng Casino.
Công quốc Monaco (tiếng Pháp : Principauté de Monaco) là tên đầy đủ của Monaco, một quốc gia tự trị siêu nhỏ, nằm trên bờ biển Địa Trung Hải. Phần đất liền của Monaco nằm lọt trong lãnh thổ Pháp. Khái niệm “Công quốc” cho ta khái niệm rằng, từ cổ xưa, Monaco vốn là lãnh địa của một Công tước nào đó trị vì, rồi tách ra thành một quốc gia độc lập.
Ngày nay, Monaco tuy không nghe nói có vua chúa, công tước, nhưng có Hoàng tử làm Quốc trưởng.
Monaco là một quốc gia thành phố có chủ quyền tại châu Âu. Trung tâm của công quốc Monaco chỉ cách nước Italie khoảng 16 km (9,9 dặm).
Diện tích trước đây của Monaco là 1,98 km² (0,76 mi²). Sau những lần lấn biển gần đây, tổng diện tích của Monaco hiện nay là 2,05 km² (0,79 dặm vuông). Tương lai có thể sẽ còn tăng thêm, vì người ta vẫn đang tiếp tục lấn biển.
Đây là một quốc gia nhỏ thứ hai trên thế giới. Nó chỉ lớn hơn Vatican.
Monaco nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Pháp, bên bờ biển Côte d'Azur. Lãnh thổ Monaco trải dài trên 3 km, bề rộng không vượt quá từ 200 m đến 300 m, gồm bốn khu đô thị: Monaco-Ville, Monte-Carlo, Condamine và Fontvieille.
Monaco có số dân khiêm nhường, theo thống kê năm 2011 là 35.986 người. Nhưng đối với quốc gia siêu nhỏ như vậy, thì mật độ dân cư khoảng trên 17.550 người một km2, được kể là cao nhất trên thế giới.
Đến Monaco, ta không thể biết, ai là cư dân ở đây và ai là du khách.
Monaco là một quốc gia thành phố, vì cả nước là một thành phố. Trong thành phố, có vài công viên nhỏ nhỏ, xinh xinh chỉ đủ làm cho các “khối bê tông” mềm dịu bớt. Các mảng cây xanh ít ỏi, nhưng cũng cung cấp cho thành phố một màu xanh hiếm hoi, quý giá.
Đường phố ở quốc gia thành phố này thường là rất nhỏ. Nhiều con đường chỉ đủ để hai xe du lịch tránh nhau. Tuy nhiên hai bên đường đều có chừa lề cho người đi bộ.
Hai bên đường chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, sòng bạc và vô số cửa hàng. Dân chúng ở bên trên của các building, mà tầng trệt thường là dành cho các gian hàng, các nhà hàng, hay các dịch vụ khác.
Các nhà máy, xí nghiệp đều ẩn mình nên ta khó có thể nhìn thấy chúng. Đất nước này cấm phát triển các lĩnh vực công nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường, nên ta không thể nhìn thấy ống khói các nhà máy, như một số quốc gia khác.
Nơi đây, mật độ dân vốn đã cao nhất thế giới, thêm vào đó là lượng du khách đáng kể nên ngoài đường phố bao giờ cũng đông đúc, nhưng lại không hề ồn ào náo nhiệt. Nhờ thế mà tạo cho ta cảm giác rất an lành. Cảnh sống ở đây thật thanh bình, êm ả, dù trong các sòng bạc người ta sát phạt nhau đến mức làm cho nhiều người cháy túi.
Theo thống kê, Monaco là nước có GDP trên danh nghĩa cao nhất thế giới. Bình quân thu nhập tính trên đầu người là 215.163 Đô la Mỹ. Đây là một nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.
Cũng theo thống kê, người dân Monaco có tuổi thọ cao nhất thế giới.
Tại trung tâm Monaco, ta dễ dàng thấy sòng bạc Monte Carlo nổi tiếng thể giới. Ta sẽ thấy, người ra vào tấp nập để thử thời vận, hay quyết thắng thua. Tuy nhiên, những con bạc này ăn mặc trang nhã, lịch sự, thái độ hiền hòa nên không đọng lại trong ta cảm giác của những kẻ sắp hay đã thoát ra từ những trận sát phạt đến mức cháy túi.
Sòng bạc này nằm trong một tòa lâu đài cổ xưa, nhưng nhờ được giữ gìn tốt và tu bổ thường xuyên nên còn rất đẹp. Tòa lâu đài Monte Carlo này có thể nói là một công trình kiến trúc cổ đẹp nhất thành phố.
Tìm hiểu thêm thì được biết, Monaco là nơi định cư của người Phoenicia từ thời Cổ đại. Năm 1215, người Genova đến xây dựng một lâu đài kiên cố trên khu đất thuộc Monaco hiện nay. Quyền kiểm soát lãnh thổ này lại chuyển sang cho dòng họ Grimaldi năm 1297.
Monaco là xứ bảo hộ của Espagne (1524-1641) rồi đến Pháp (1641-1793) và bị sáp nhập vào Pháp từ năm 1793 đến năm 1814.
Đến năm 1861 Monaco mới giành được độc lập từ tay Pháp.
Từ năm 1865, liên minh thuế quan đã nối kết Monaco với Pháp và hiệp định cơ bản năm 1918 thừa nhận quyền đại diện ngoại giao của công quốc. Monaco gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1993, và vẫn duy trì hiệp định chung về thuế quan với Pháp.
Hiến pháp năm 1911 quy định Monaco là một nước quân chủ lập hiến, hoàng tử là quốc trưởng. Ban lãnh đạo gồm một thủ hiến và 4 quan chức trong hội đồng Chính phủ. Thủ hiến là một công dân Pháp được Hoàng tử chọn từ những người do Pháp giới thiệu.
Thỏa ước Versailles năm 1918 cho phép Pháp có quyền “giúp bảo vệ hạn chế”.
Khái niệm “giúp bảo vệ hạn chế” có cái nghĩa là Pháp giúp Monaco bảo vệ an ninh, quốc phòng nói chung, nhưng lại không được can thiệp vài nội bộ của chính phủ Monaco.
Hoàng tử cũng chia sẻ quyền lực với Hội đồng quốc gia (Quốc hội) gồm 24 thành viên làm việc theo nhiệm kỳ 5 năm.
Ngày 17 tháng 12 năm 1962, Hiến pháp Monaco được ban hành, quy định quyền lập pháp thuộc về Hoàng thân và Hội đồng quốc gia (bao gồm 24 thành viên được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm). Quyền hành pháp được Hoàng thân giao cho Thủ tướng và năm Cố vấn Chính phủ (Bộ trưởng). Quyền tư pháp hoàn toàn độc lập với Chính phủ, thuộc về các toà án. Nguyên thủ quốc gia là Hoàng thân Albert II (kế vị năm 2005). Thủ tướng là Jean Paul Proust. Cố vấn Chính phủ về Quan hệ đối ngoại và các vấn đề Kinh tế và Tài chính quốc tế là Frank Biancheri.
Monaco có 8 Đại sứ quán bổ nhiệm tại 17 quốc gia (tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2008), chủ yếu tại Tây Âu, Mỹ và Toà thánh Vatican. Monaco có 2 Đại sứ không thường trực, được bổ nhiệm tại Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Portugal. Ngoài ra, có 4 Phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế: tại New York bên cạnh Liên Hợp Quốc, tại Genève bên cạnh các tổ chức chuyên trách của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Suisse (Thụy Sỹ), tại Strasbourg bên cạnh Hội đồng Châu Âu và tại Belgique (Bỉ), bên cạnh Liên minh châu Âu. Monaco có 113 Lãnh sự quán hoạt động tại 62 quốc gia, hai Tổng Lãnh sự quán tại London và New York.
2 Đại sứ quán thường trú tại Monaco là Sứ Quán Pháp và Sứ Quán Italie. 42 quốc gia bổ nhiệm Đại sứ kiêm nhiệm Monaco từ Paris, Madrid hoặc Bruxelles. Ngoài ra có 74 lãnh sự quán được bổ nhiệm tại Monaco.
Kinh tế Monaco chủ yếu dựa vào du lịch. Dịch vụ ngân hàng và các sòng bạc được thành lập từ năm 1862. Chính sách thuế quan ưu đãi thu hút các công ty nước ngoài. Monaco hoàn toàn hợp nhất thuế quan với France để thu và giảm thuế mậu dịch, đồng thời tham gia vào hệ thống thị trường EU qua liên minh thuế quan với Pháp.
Dịch vụ du lịch và thu thuế từ các sòng bạc là nguồn thu nhập chủ yếu của Monaco (25% PIB). Ngành ngân hàng & tài chính phát triển mạnh. Ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp nhẹ, không huỷ hoại môi trường và chiếm đến 8% nguồn thu nhập ngân sách. Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế tạo mỹ phẩm, hóa chất không độc hại, điện tử, đóng tàu, xây dựng...
Tuy chưa là thành viên chính thức của EU, nhưng Monaco có quan hệ mật thiết với tổ chức này, thông qua Hiệp định chung về thuế quan với Pháp.
Đồng tiền của Monaco cũng là đồng Euro.
Dân cư Monaco có điều khác thường là người Monegasque bản địa hiện chỉ chiếm thiểu số trên đất nước của mình. Phần lớn cư dân là người Pháp (28%), sau đó là người Monegasque (21.6%), người Italie (19%), người Anglo-Saxon (7,5% Anh & 1% Mỹ), người Đức, Suisse và người Belgique mỗi dân tộc chiếm khoảng từ 2,5 đến 3%; 15% dân cư tự nhận là thuộc các dân tộc “khác”.
Ngôn ngữ chính thức của Monaco là tiếng Pháp. Ngôn ngữ quốc gia theo truyền thống là Monégasque, nhưng hiện chỉ được một thiểu số nhỏ dân cư sử dụng. Ngôn ngữ này tương tự như Tiếng Ligurian được sử dụng tại Genoa. Ở khu vực cũ của Monaco, các bảng hiệu trên đường phố được thể hiện bằng cả tiếng Pháp và Monégasque. Tiếng Italie cũng được một phần khá lớn cư dân công quốc sử dụng, đa số họ những người nhập cư từ Italie. English được cư dân người Anh và Mỹ sử dụng.
Quốc gia này chỉ bao gồm một khu tự quản (commune, xã). Không có ranh giới địa lý giữa đất nước và thành phố Monaco mặc dù trách nhiệm của chính quyền cấp trung ương và cấp thành phố là khác nhau.
Theo Hiến pháp 1911, công quốc Monaco được chia thành 3 khu tự quản:
Monaco (Monaco-Ville), phần thành phố cũ trên một mũi đá thẳng ra Địa Trung Hải, hoặc được gọi đơn giản là Le Rocher (khối đá), nơi mà cung điện hoàng gia tọa lạc.
Monte Carlo, khu vực nhà ở của cư dân, các khu nghỉ dưỡng và Sòng bạc Monte Carlo ở phía đông và đông bắc;
La Condamine, phần đông bắc bao gồm khu vực cảng Hercule.
Các khu tự quản được sáp nhập thành một vào năm 1917, sau khi người dân cáo buộc chính quyền áp dụng phương thức “chia để trị” và được thay thế bằng phường.
Hiện công quốc Monaco được chia thành 10 phường, cộng thêm Le Portier, là phường đang được đề nghị thành lập:
Nguyên thuộc khu tự quản Monaco
Phường 05. La Condamine, diện tích 0,19 km2.
Nguyên thuộc khu tự quản Monte Carlo
Phường 01. Monte Carlo/Spélugues (Bd. Des Moulins-Av. de la Madone), diện tích 0,30 km2.
Phường 02. La Rousse/Saint Roman (Annonciade-Château Périgord), diện tích 0,13 km2.
Phường 03. Larvotto/Bas Moulins (Larvotto-Bd Psse Grace), diện tích 0,34 km2.
Phường 10. Saint Michel (Psse Charlotte-Park Palace), diện tích 0,14 km2.
Nguyên thuộc khu tự quản La Condamine
Phường 04. La Condamine, diện tích 0,27 km2.
Phường 07. La Colle (Plati-Pasteur-Bd Charles III), diện tích 0,11 km2.
Phường 08. Les Révoires (Hector Otto-Honoré Labande), diện tích 0,08 km2.
Phường 09. Moneghetti/Bd de Belgique (Bd Rainier III-Bd de Belgique) diện tích 0,10 km2.
Vùng đất mới nhờ lấn biển
Phường 06. Fontvieille, diện tích 0,35 km2.
Phường 11. Le Portier, diện tích 0,12 km2.

Những ai tận mắt nhìn thấy đất nước này và tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì đều nhận thấy rất rõ một điều sau. Chẳng cần phải là một quốc gia to lớn mới giàu mạnh, bình yên, hạnh phúc. Sự giàu mạnh, bình yên, hạnh phúc là do chính phủ điều hành và ý thức cùng với sự nỗ lực của người dân.
Công quốc Monaco, Singapoire, Thụy Sỹ là những ví dụ thực tế về những nước nhỏ mà giàu mạnh và là những nơi lý tưởng để sinh sống.
Chắc nhiều người sẽ thắc mắc, một nước nhỏ thì làm sao có thể mạnh được ?
Khái niệm “mạnh” ở đây không phải là sức mạnh quân sự để đánh nhau với các nước khác. Mà là đường lối lãnh đạo và sự khôn khéo trong đường lối ngoại giao, khiến các nước khác phải kính trọng, không dám xâm lược.
Thế nhưng, trên thế giới này, đa phần con người thường có tư tưởng vĩ cuồng. Cái gì cũng muốn thật to lớn, thật vĩ đại. Đất nước phải lớn, thủ đô phải lớn, công ty phải lớn, tập đoàn phải lớn... Những người này thường chỉ nghĩ, phải to lớn, đông dân mới có sức mạnh.
Chẳng ai nghĩ được một điều, loài ong, loài kiến thuộc loại siêu nhỏ mà tồn tại mạnh mẽ cho đến ngày nay. Còn loài khủng long thì đã bị hủy diệt cả triệu năm nay, chỉ vì cái thân xác quá to lớn và mạnh mẽ của chúng.
Saigon, 01.11.2012
Về Đầu Trang Go down
 
@ 2 giờ ở Công quốc Monaco
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cha mẹ biến con thành ‘gà công nghiệp’
» @ Tây du ký tân biên - kết. Hồi 3. Luận công phong thưởng.
» Thành Sơn Tây - công trình kiến trúc quân sự cổ
» Hàng loạt phát kiến mới sử dụng công nghệ nano
» Buổi gặp mặt của Tổng thống Công Hòa Azerbajian Ilham Aliev với những người đã học tập và làm việc tại Azerbajian

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu :: Văn hóa, Nghệ thuật, Giải trí, Hài hước :: Tạp văn của Quang Anh-
Chuyển đến