Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu

Ngày khai trương: 7-11-2010
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Hôm nay:


Bạn muốn xem giờ hoàng đạo của ngày nào, nhấn chuột vào ngày đó. Lịch này có thể xem bất kỳ năm nào. Bạn Nhấn vào các dấu << hoặc dấu >> hai bên của năm.


Ảnh họp mặt ngày 7-11-2010



Ảnh họp mặt ngày 6-11-2011



Ảnh họp mặt tại sài gòn 4-2-2012


Ảnh họp mặt tại sài gòn 13-11-2012

Thời gian

Latest topics
Top posters
Admin
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
toquanganh
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
nhubinh
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
Dmitri Tran
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
duquanghoa
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
laogiacong
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
Nguyễn Thế Hưng
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
Hoàng Nghĩa Tý
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
chaika
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
pepvn
@ Môt thời  I_vote_lcap@ Môt thời  I_voting_bar@ Môt thời  I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 21 người, vào ngày 30/9/2023, 5:49 am
Statistics
Diễn Đàn hiện có 36 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: fgstarpop

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 272 in 232 subjects
Vòng Đời
@ Môt thời  Life_cycle_human_01
Giá vàng, ngoại tệ
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
Tỷ giá

widget flash
@ Môt thời  Pageviews=1

 

 @ Môt thời

Go down 
Tác giảThông điệp
toquanganh




Tổng số bài gửi : 91
Join date : 09/02/2012

@ Môt thời  Empty
Bài gửiTiêu đề: @ Môt thời    @ Môt thời  Empty10/11/2012, 3:10 am

@ Một thời để nhớ, một thời để quên.
(Hồi ức)

Sự giàu thường mang đến hạnh phúc, nhưng sự nghèo lại là nguồn thi vị cho nhiều người.
Đến dự đám giỗ anh ruột của một người bạn thân.
Đám giỗ đã tiến hành từ hôm trước, nên hôm nay chẳng có ai, ngoài tôi và vợ chồng người em kế là khách duy nhất.
Anh em chúng tôi đều mang ơn gia đình này, nên rủ nhau đến dự đám giỗ.
Chị nói, thầy chùa dặn phải cúng giỗ vào cái ngày trước khi anh mất, vì vậy mà gia đình đã làm giỗ cho anh từ hôm qua.
Vui chuyện, chúng tôi nhắc lại cái thời chiến tranh và thời bao cấp ở Hà Nội.
Những chuyện này xảy ra trong thập niên sáu, bảy mươi của thiên niên kỷ trước. Cách đây cũng chỉ khoảng bốn chục năm. Thế mà khi nhắc lại, cứ như nói chuyện về thời hồng hoang.
Đứa cháu tên Đức, con thứ ba của anh chị, hiện là chủ nhà này, nó sinh năm 1971, nên cũng vớt vát chút ít thời kỳ chiến tranh và hứng trọn thời bao cấp. Khi nghe kể chuyện xưa, nó cứ tròn xoe mắt, chẳng nhớ gì để mà xen vào.
Đức lúc đó, thường ngêu ngao hát “Ba lô con cóc, anh đi em hóc”. Thằng nhỏ nói lẫn lộn âm “kh” với “h”. Ví dụ nó gọi “con khỉ” là “con hỉ” còn cô em gái tên Hồng Hạnh thì gọi là Khồng Khạnh.
Bài hát này là sản phẩm thời chiến tranh, nói lên cái cảnh kẻ ở người đi, để rồi sau đó nhiều người đã phải khóc khi mà “người đi mãi không về”.
Cho nên, khi tiễn anh lên đường thì “khóc vòng sơ khảo”, lâu lâu không nhận được tin tức thì “khóc vòng bán kết” và khi nhận giấy báo tử thì “khóc vòng chung... kết” và cứ khóc chung kết dài dài trong các dịp giỗ hay có người nhắc đến.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chúng tôi tập trung về Hà Nội để chuẩn bị đi du học. Cả miền Bắc nói chung, và Hà Nội nói riêng, lúc đó đang trong lò lửa chiến tranh, chủ yếu là đối phó với không quân Mỹ oanh tạc. Hà Nội lại là đối tượng chính của cuộc chiến leo thang này.
Chúng tôi về Hà Nội là chui đầu vào tầm bom đạn.
Chúng tôi là những học sinh miền Nam trên đất Bắc, lại đang chuẩn bị lên đường du học, nên có “đầy đủ tiêu chuẩn” để “ăn bom” của máy bay Mỹ.
Và thực sự có một lần thần chết liếm qua mặt chúng tôi.
Lần đó, chúng tôi rủ nhau đến nhà cô bạn học, tên Ngọc. Bạn trai của Ngọc tên Tài, là bạn thân của chúng tôi. Gặp nhau là để hẹn cùng đến trường đại học Kinh Tài đón anh chàng kia.
Ông của Ngọc được phân một căn phòng, thuộc nhà tập thể của phòng giáo dục khu Hai Bà Trưng. Tòa nhà đối diện với chợ Hôm.
Ngọc và một cô bạn cùng lớp tạm trú ở chỗ người ông này.
Lúc đó, chúng tôi đang ở trọ tại ký túc xá sinh viên, trường đại học bách khoa (ĐHBK), cách trường ĐHKT chỉ có cái hàng rào... rách, chui qua chui lại gần và dễ hơn đi cổng chính. Vì vậy, buổi sáng chúng tôi bàn nhau, qua bên trường ĐHKT đón thằng bạn, sau đó sẽ cùng nhau đến nhà Ngọc.
Tất cả chỉ vì bệnh làm biếng và tính hay thất hứa, nên cứ thế mà thực hiện.
Vừa đón được thằng bạn thì máy bay Mỹ chợt đến dội bom Hà Nội.
Cả đám vừa chui từ hầm trú ẩn lên, đứng lố nhố, nói chuyện bi bô sau đợt không kích, bỗng thấy hai cô bạn đạp xe đến, khóc tức tưởi.
Ngọc kể, vì chờ chúng tôi lâu quá, nên quyết định đi chợ, mua đồ ăn. Cô nói với cô bạn ở ké “Nhà mình hình như có chuyện gì sẽ xảy ra”. Vì vậy, dù bước qua đường là đến chợ, cô mang theo hết giấy triệu tập đại học, dắt theo xe đạp… Vừa qua đến chợ Hôm thì máy bay đến thả bom. Bom nổ điếc tai, Ngọc và bạn gái trong hầm trú ẩn cúi đầu tránh đất đá.
Sau khi máy bay đi, hai cô chạy về, cả tòa nhà trở thành đống gạch vụn. Ông của Ngọc đã bị vùi trong đó, cùng với toàn bộ đồ đạc, giấy tờ hồ sơ.
Chúng tôi liền cùng nhau đến giúp Ngọc moi xác ông cụ, thu gom đồ đạc rồi cùng với cơ quan, chính quyền chôn cất ông cụ và những người xấu số khác.
Chúng tôi thở phào, vì nếu giữ đúng lời hứa hẹn thì cả đám đã thành ma rồi.
Chủ nghĩa thất hứa muôn năm !

Sau lần đó, thằng bạn thân rủ tôi và một thằng vô gia cư khác về ở nhà anh chị nó.
Tôi không có lựa chọn, nên vui vẻ theo về căn nhà ổ chuột để cùng đếm sao đêm.
Và tôi quen với anh, với chị từ những ngày đó.
Anh tên Trung, dân Bến Tre, thứ năm trong gia đình theo cách gọi của người Nam bộ. Anh đi tập kết trong đoàn học sinh và sang Đức học hết phổ thông rồi chuyển qua học trung cấp ngành in. Về nước, anh được nhận vào làm việc ở nhà máy in Tiến Bộ.
Chị tên Thìn là dân xứ Vinh, làm việc ở một phòng gì đó của bộ Ngoại thương.
Anh lấy được chị quả là có phước, mà chúng tôi cũng được hưởng phước lây.
Nghe nói, căn nhà này anh chị mua được là nhờ rút tiền từ sổ tiết kiệm của chị, bán hai xe đạp diamand từ Đức mang về, và một ít món đồ có giá trị khác.
Chúng tôi ăn dầm nằm dề ở nhà này một khoảng thời gian khá lâu, cho tận đến ngày lên đường du học.
Và khi tốt nghiệp đại học trở về nước, cũng lại đến quấy quả anh chị.
Trước khi đi đã quấy nhiễu, đến khi về, cũng xem đây như nhà trọ không mất tiền.

Căn nhà của anh chị nằm lọt thỏm trong con hẽm nhỏ của khu bến xe Kim Mã. Nếu tôi nhớ không nhầm, thì đó là căn nhà tàn tệ nhất của hẽm này.
Mưa xuống, nước ngập từ đầu hẽm, phân người nổi lềnh bềnh. Vào đến nhà phải múc theo gáo nước để rửa chân rồi lên giường, chờ nước rút.
Hà Nội thời đó, ngoài vài biệt thự, vài tòa nhà hơi đồ sộ, vài khu chung cư và vài khu phố cũ, còn lại hầu hết là các khu ổ chuột không xa với nghĩa đen bao nhiêu.
Nhà của anh chị rộng khoảng hơn hai chục mét vuông. Đó là tôi nghĩ thế, chứ chưa chắc đã lớn như vậy. Ở Hà Nội thời đó mà nhà có diện tích này cũng gọi là quá rộng, tương đương tiêu chuẩn vụ, bộ trưởng về danh nghĩa.
Căn nhà của anh chị lợp lá, vách phên tre. Mái lá rách nát nhiều chỗ, nên khi chúng tôi đến trọ ở đây thì nó được mệnh danh một khách sạn ngàn sao đúng nghĩa.
Nằm trong nhà, bạn có thể tha hồ nhìn ngắm sao trời với đầy đủ tính lãng mạn của mình.
Nếu muốn làm thơ thì xin mời, thi hứng đã bày sẵn.
Lúc chúng tôi chuẩn bị đi du học, anh chị mới có cháu đầu, tên là Trung Nghĩa. Cháu sinh năm 1966, lúc đó đã được một tuổi.
Mỗi khi mưa xuống, chỉ có khoảnh giường nhỏ cho chị và cháu nằm là không bị ướt, nhờ được che miếng vải dù lính.
Đến khi chúng tôi về nước, đến trọ ở nhà này, thì cái giường “ít bị ướt nhất” này được giành cho chị và cháu Đức cùng em gái Hồng Hạnh.
Tôi không nhớ là đã nhìn thấy một con chuột nào ở đây hay không. Nhưng nếu có, thì con chuột đó quả là thiếu hiểu biết. Bởi lẽ, nó sẽ bị ướt toàn thân khi mưa xuống, và đói nhăn răng vì làm gì có thức ăn thừa.
Lúc đó đã có phim về Nguyễn Văn Trỗi.
Chúng tôi vẫn nói đùa, nếu đoàn làm phim biết có căn nhà này, chắc họ sẽ đốt cuộn phim và thuê nhà này để quay lại cảnh nhà anh Trỗi.

Ai đã sống thời chiến tranh và thời bao cấp đều biết chế độ tem phiếu, gọi tắt là tem.
Nào là tem gạo, thịt, cá, đường, đậu hủ, tem vải… Nhà nào có vài khách đói ăn như chúng tôi thì chỉ có mạt, chưa kể đến tiền, chỉ riêng khoản tem phiếu cũng đủ biến chủ nhà thành “khổ chủ” đúng nghĩa.
Hôm nào có bán món gì thì cả xóm kháo nhau, ra xếp hàng mua, vui lắm. Nghe mọi người kháo nhau mà cứ như chuyện chính quyền Ngụy bị đảo chính, hay Mỹ bị khủng bố vậy.
Mà khốn khổ, ở ngoài chợ lại không có bán tự do những thứ lương thực, thực phẩm thuộc diện tem phiếu.
Nếu ở chợ có bán thì chỉ là bán lậu, người ta gọi những người buôn lậu này là “con phe”. Những “con phe” này luôn bị rình rập rượt đuổi, bắt bớ.
Người ta thường hay kể những chuyện bắt được các “con phe” này. Chuyện kể nghe ly kỳ như những vụ bắt gián điệp vậy.
Ngày nay, những “con phe” này đáng được vinh danh vì có thành tích cung ứng hàng hóa cho thị trường.
Các siêu thị dạng Co-opmark bây giờ đáng phải cung kính gọi họ là các bậc tiền bối.
Lại nhớ, thời đó gạo không đủ cung cấp, người ta bán khoai mì, bắp, bột mì trong diện tem phiếu để độn thêm.
Các bà vợ, bà mẹ phải nghĩ cách chế biến các món độn này thành món ăn hợp khẩu vị, nếu không muốn chồng con chống cằm nhìn bữa cơm một cách ngao ngán.
Và anh Trung, chị Thìn cũng là các chuyên viên chế biến món ăn từ những thứ độn thêm này.
Rồi dịch vụ xếp hàng, dịch vụ kinh doanh tem phiếu, dịch vụ chế biến các phụ phẩm thành chính phẩm... phát triển mạnh thành công nghệ.
Các công nghệ chế biến này được truyền bá như những phát minh, sáng chế vĩ đại ngang tầm thuyết vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton, hay thuyết lượng tử của Albert Einstein... hay ít ra cũng phải ngang với những sáng chế của Edison.
Sôi nổi nhất là dịch vụ xếp hàng. Những người làm nghề này phải thức khuya, dậy sớm, thậm chí có thể phải thức cả đêm vì có những khi người ta chỉ có thể bán vào ban đêm.
Tôi có quen chú An, dân ngoại giao, đồng hương với gia đình tôi. Hôm đó ở nhà chỉ có hai cha con mà hết gạo và thức ăn. Con gái lớn của chú nói :“Ba xếp hàng mua gạo, con xếp hàng mua mấy thứ khác...”. “Thôi con ơi, hôm nay cha con mình nhịn đói, mai má về ba cho ăn bù”.
Xem thế đủ biết, nhiều người rất ngại xếp hàng. Có thể vì bận, có thể vì ngại chen chúc.
Nhờ thế mà nghề xếp hàng phát triển mạnh. Chỉ cần vài cục gạch là có thể hành nghề xếp hàng mướn được. Đây là một nghề không cần học vấn, không cần vốn, chỉ cần sức khỏe, lòng kiên nhẫn và sự chai lỳ.
Tôi còn nhớ, một ký gạo đổi được hơn hai ký bún, đỡ phải nấu nướng, nên nhiều người muốn đổi, cho khỏe thân. Và việc xếp hàng ở khu vực đổi bún này náo nhiệt bậc nhất, không thua các khu vực mua gạo, hay mua nhu yếu phẩm.
Lại có kẻ sẵn sàng hy sinh phần gạo, đổi lấy khoai, bắp, bột mì để ăn được no hơn.
Tóm lại, trong cái khó, ló cái khôn, trí tuệ nhờ đó mà phát triển.
Và xã hội cũng nhờ đó mà tiến bộ.

Người em thứ bảy của anh tên Phú Sơn là bạn thân với tôi, còn cậu em ruột tôi thì lại là bạn thân người em thứ tám của anh, tên Thành.
Vì vậy, khi chúng tôi đi du học, thì năm sau lại đến đợt thế hệ em tôi đến tá túc ở nhà này.
Có nhiều ngày, chúng tôi kéo năm, sáu mạng đến nhà anh chị ăn và ngủ, chen chúc nhau trong hai cái giường ghép liền nhau.
Chị và cháu ngủ ở cái giường nhỏ hơn.
Bây giờ nghĩ lại, không hiểu bằng cách nào mà anh chị có thể vui vẻ cưu mang chúng tôi lâu được như vậy.
Tôi biết, mỗi khi có khách, chị lại âm thầm đi mượn tiền, mượn tem gạo, tem thịt, tem mỡ để đãi khách.
Tất nhiên, chúng tôi đâu phải là những kẻ vô tâm. Thỉnh thoảng lãnh được tiền sinh hoạt phí, cũng đưa phụ thêm cho anh, chị để trả nợ hay mua cái gì đó cho bữa cơm. Nhưng công bằng mà nói, số tiền mà chúng tôi đưa, hoàn toàn không đủ bù đắp những thiệt hại.

Hà Nội thời đó, cửa hàng bán phở thường là không có thịt, người dân nói đùa là “phở không người lái”. Thế mà liên quan đến câu nói đùa này cũng có lắm nhiêu khê. Nhiều người đã bị hành thê thảm chỉ vì nói cái câu “phở không người lái” này.
Muốn mua phở phải xếp hàng mua tem, sau đó lại cầm tem xếp hàng ra lấy phở, chứ chẳng có phục vụ đem đến tận bàn.
Cho nên, dù có tiền, ăn được một tô phở cũng mệt hết hơi.
Chỉ có cái thời thiếu thốn đó mới xuất hiện nổi bài thơ về mười điều yêu mà tôi chỉ còn nhớ loáng thoáng vài câu, như sau :
Một yêu anh có Seiko, (đồng hồ Seiko)
Hai yêu anh có peugeot cá vàng, (xe gắn máy, giống như xe mobilette)
Ba yêu cái quần tec-gan (quần bằng vải tec-gan)
Bốn yêu hộ khẩu đàng hòang thủ đô,
Năm yêu không có bà bô.

Xem thế mới biết, ước mơ của cái thời bao cấp ấy sao mà tầm thường đến mức bọn trẻ nghe kể lại, tưởng như chuyện cổ tích.
Ai mà nghĩ ra, chỉ cần có cái đồng hồ Nhật đeo ở tay, hay một cái quần xịn đã có thể là đối tượng cho các cô gái để ý.

Trong lĩnh vực tình cảm, khó có thể so sánh ai hơn ai, nhưng nếu xếp hàng những người mà tôi từng mang ơn thì anh Trung, chị Thìn phải đứng hàng đầu.
Sau khi đi du học về, tôi gần như tá túc trường kỳ ở nhà anh chị.
Sau sáu năm đi xa trở về, anh chị có thêm hai cháu.
Thời đó chưa có chính sách hạn chế sanh đẻ, chỉ là tự mình kiềm chế để bớt khổ mà thôi. Dù gì thì các cháu Đức và Hồng hạnh cũng ra đời trong sự chật hẹp và thiếu thốn của anh chị.
Do đó, tôi và những thằng bạn vô gia cư phải phân tán ra, ghé nhà người này, người khác, để giảm bớt gánh nặng cho gia đình này.
Mình là của quý hiếm, phải cho nhiều người thưởng thức chứ.
Hơn một năm lang thang xin việc làm ở Hà Nội là hơn một năm sống nhờ vả, với đầy những kỷ niệm êm đềm, vui vẻ và đầy ắp tình người.

Khi về nước, tôi có mang ít đồ dùng, như quạt máy, máy rửa hình…
Thấy mấy món này có giá ở thị trường Hà Nội lúc đó, tôi âm thầm bán đi, rồi rủ thêm ba người bạn nữa mượn một xe ba gác ra tận đê sông Hồng mua tre, nứa, lá kéo về sửa nhà cho anh chị.
Ai mà chứng kiến cảnh chúng tôi kéo xe, chắc phải cười bể bụng.
Lúc đó đang mùa đông, trời se lạnh. Cả bọn quần áo complet nghiêm chỉnh, hì hục đẩy xe ba gác mấy cây số về nhà. Rồi lại đi tận ngoại ô lấy đất kéo xe về đôn cao nền nhà. Sau đó, bốn chúng tôi, anh và hai người bạn của anh xúm nhau dỡ nhà, làm lại như mới, thêm cái gác bằng tre để có thể chứa những kẻ lang thang cơ nhỡ như chúng tôi.
Vì là nhà tranh, vách phên, cột gỗ cũ tận dụng, đòn tay bằng tre… nên dù là dân tay ngang, chúng tôi cũng làm được một căn nhà hơn xa cái chòi vịt, và chắc chắn không còn sợ mưa, nắng.
Chúng tôi từng làm nhà nhiều lần vào cái thời đi sơn tán, nên vẫn còn khá thạo.
Nhưng cũng chính vì vậy mà làm mất thi hứng trong con người thi sỹ, bởi lẽ nằm trong nhà không còn nhìn thấy sao nữa.

Tôi là con nhà lính, nhưng tính nhà quan, nên cái nhu cầu vệ sinh buổi sáng là cả một bài toán khó giải, phải tính từ hôm trước.
Hà Nội thời ấy, nhà vệ sinh rất hiếm hoi, dơ bẩn, hôi hám.
Nhà vệ sinh công cộng càng nhanh dơ bẩn.
Muốn sạch một chút, phải dậy sớm để sử dụng nhà vệ sinh tập thể lúc còn tương đối sạch.
Hôm nào lỡ dậy trễ thì phải tính, đến nhà ai ? sau đó sẽ đi đâu ?, làm gì ? cho tiện một lượt đi.
Điều đó, toán học gọi là “vận trù học”.
Tôi vận dụng triệt để kiến thức toán học vào việc làm vệ sinh này.

Ngoài cái nạn vệ sinh buổi sáng, còn cái nạn gánh nước buổi tối.
Cái câu “Cả nước lo việc nhà, cả nhà lo việc nước”, nghe có vẻ khôi hài, nhưng đúng là như vậy. Ở những khu ổ chuột, cả xóm, cả phố có một vòi nước chảy như thằn lằn đái.
Muốn hứng được một thùng nước, chưa tính việc xếp hàng, chỉ riêng việc chờ nó chảy đầy thùng cũng đủ đọc hết tờ báo.
Nhiều cặp thanh niên nam nữ nhờ đi gánh nước mà nên duyên chồng vợ. Có lẽ họ sẽ được hạnh phúc, vì tình yêu của họ nảy sinh trong khó khăn gian khổ.
Buổi tối, nước chảy mạnh hơn chút ít, nhưng lại có nhiều người rảnh rang để gánh nước, nên nhiều người thường phải thức rất khuya để hứng nước và để sáng hôm sau đến cơ quan làm việc thì ngủ gục.
Việc xếp hàng lấy nước là cả một đề tài nhiêu khê, phải tính toán khôn khéo, phải có phe nhóm thì mới lấy được nước. Ai tay mơ, không quen biết gì thì cả đêm, may ra mới hứng được một cặp thùng. Chuyện đánh nhau tại các vòi nước xảy ra như cơm bữa.
Cái xóm ổ chuột ở khu bến xe Kim Mã này cũng không ngoài quy luật. Cũng may là dân ở đây nể gia đình anh là người Nam tập kết duy nhất, lại được mọi người ở xóm quý mến. Khách khứa của nhà anh toàn là dân có học đàng hòang.
Chúng tôi đến chơi nhà anh, thường nói chuyện thân mật với đám trẻ hàng xóm, vì vậy không ai làm khó chúng tôi khi gánh nước, thậm chí còn nhường nhịn nữa.

Khoảng cuối năm 1974, bác Năm Thành, ba của anh là Ủy viên Ban kinh tài B2 ra Hà Nội họp và “bảo trì” sức khỏe.
Biết tôi lang thang kiếm việc làm, ông nói :“Ngoài Bắc không sử dụng mày thì về Nam với tụi tao. Nhưng tao nói trước, đời tụi mày, may ra mới thấy ngày giải phóng, còn tụi tao chắc không có hy vọng. Có gan thì đi B, tao nói một tiếng là họ nhận mày ngay”.
Không còn vui mừng nào hơn, vừa có việc làm, vừa được về Nam, nên tôi “ừa” ngay.
Hai ngày sau, tôi được ban Thống nhất TW nhận, bố trí đi B2, làm việc ở Ban Ngân hàng R.

Sau tết Ất Mẹo (1975), đầu tháng 3 tôi lên đường đi B2. Băng rừng, lội ngầm, vượt đèo, xuyên biên giới ba nước, rồi vào Tây Ninh.
Làm vài việc chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi trà lá, rồi săn bắt, rồi tán dóc…
Đúng 22 ngày hứng chịu mưa rừng đến sớm trước mùa, làm mồi cho muỗi rừng, vắt và vô số loại côn trùng, kể cả nếm thử sốt rét rừng, thì ngày giải phóng chợt đến.
Tôi không được dự chiến dịch, mà ở trong rừng chờ đơn vị vào đón.
Xế chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975 thì có mặt tại “hòn ngọc viễn đông”.
Sài Gòn sau chiến tranh vẫn còn mang đầy đủ nét hào nhoáng với đèn đường đầy màu sắc và xe cộ nhộn nhịp cùng hàng quán sầm uất.

Một hai tháng sau, đám bạn đã lại gom khá đông đủ ở Sài Gòn. Cả bọn lại thỉnh thoảng kéo đến nhà anh chị quậy phá.
Tuy anh chị vẫn còn rất nghèo, nhưng sang hơn trước nhiều, cũng có rượu để nhậu, có thịt cá đưa cay, có âm nhạc để thỉnh thoảng còn ư ử rên theo.
Ngày anh mất vì căn bệnh hiểm nghèo, chúng tôi đến chia buồn cùng chị và các cháu. Đám tang đông có hạng, không thể đếm hết số vòng hoa.
Anh không được hưởng cái thời sau đổi mới, nhưng sống trọn cái thời ấm lạnh có nhau.

Lần nào gặp chị, chúng tôi cũng thường nhắc lại cái thời ân nghĩa không bao giờ được phép quên.
Nhưng đó cũng là cái thời không bao giờ được để cho con cháu phải chịu đựng.
Năm 2008
Về Đầu Trang Go down
 
@ Môt thời
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Có một thời như thế
» Hồi ức về Liên Xô - Thời kỳ học đại học
» Hôi ức về Liên Xô - Thời gian học dự bị đại học
» @ Cây đèn thần - Truyện thần thoại thời nay.
» 10 bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất mọi thời đại

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu :: Văn hóa, Nghệ thuật, Giải trí, Hài hước :: Tạp văn của Quang Anh-
Chuyển đến