Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu

Ngày khai trương: 7-11-2010
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Hôm nay:


Bạn muốn xem giờ hoàng đạo của ngày nào, nhấn chuột vào ngày đó. Lịch này có thể xem bất kỳ năm nào. Bạn Nhấn vào các dấu << hoặc dấu >> hai bên của năm.


Ảnh họp mặt ngày 7-11-2010



Ảnh họp mặt ngày 6-11-2011



Ảnh họp mặt tại sài gòn 4-2-2012


Ảnh họp mặt tại sài gòn 13-11-2012

Thời gian

Latest topics
Top posters
Admin
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
toquanganh
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
nhubinh
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
Dmitri Tran
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
duquanghoa
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
laogiacong
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
Nguyễn Thế Hưng
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
Hoàng Nghĩa Tý
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
chaika
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
pepvn
@ Vu lan báo hiếu I_vote_lcap@ Vu lan báo hiếu I_voting_bar@ Vu lan báo hiếu I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 21 người, vào ngày 30/9/2023, 5:49 am
Statistics
Diễn Đàn hiện có 36 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: fgstarpop

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 272 in 232 subjects
Vòng Đời
@ Vu lan báo hiếu Life_cycle_human_01
Giá vàng, ngoại tệ
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
Tỷ giá

widget flash
@ Vu lan báo hiếu Pageviews=1

 

 @ Vu lan báo hiếu

Go down 
Tác giảThông điệp
toquanganh




Tổng số bài gửi : 91
Join date : 09/02/2012

@ Vu lan báo hiếu Empty
Bài gửiTiêu đề: @ Vu lan báo hiếu   @ Vu lan báo hiếu Empty15/8/2013, 7:45 am

@ Vu lan báo hiếu.
(Viết cho những người còn ông bà, cha mẹ)

Tháng bảy mưa ngâu cũng là tháng “vu lan báo hiếu”.
Việc báo hiếu là cả một quá trình, suốt cuộc đời, từ khi con người có nhận thức cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, nào phải đâu chỉ có những ngày vu lan báo hiếu này.
Trong xã hội loài người, từ mấy ngàn năm nay, dù ở phương Đông hay phương Tây, dù theo tôn giáo nào, thì mọi người có giáo dục cũng đều coi trọng hiếu nghĩa.
Những phải hiểu thế nào về chữ “hiếu” ?.
Chữ “hiếu” được hiểu theo nghĩa chung nhất, là con cái phải có trách nhiệm báo đền công ơn đấng sanh thành đã nuôi nấng, dạy dỗ mình.
Nhưng báo đền như thế nào, đó mới là vấn đề cần bàn.

Học trò của đức Khổng Tử từng hỏi ông về chữ “hiếu”.
Tử Cống vốn xuất thân giàu có, Khổng Tử trả lời, “hiếu” là phải nuôi nấng cha mẹ cho tốt và hết lòng phụng dưỡng khi tuổi già sức yếu. Nhan Hồi vốn là một học trò nhiều tài trí, gan dạ, Khổng Tử giải thích, “hiếu” là phải làm nên sự nghiệp hiển hách, vẻ vang, danh để ngàn thu, cho cha mẹ được hưởng vinh hiển. Tử Lộ, vốn là một học trò nghèo, Khổng Tử đáp, “hiếu” là đừng để cha mẹ phải lo lắng cho mình.
Như vậy, từ hơn hai ngàn năm nay, người phương Đông chúng ta đã xác định chữ hiếu một cách rõ ràng, qua lời dạy của đức Khổng Tử.
Nói nữa chỉ e rằng “vẽ rắn thêm chân”.

Điều cần nói ở đây, là ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng thấu triệt một cách rõ ràng cái nguyên nhân dẫn đến “hiếu thảo”, và những điều cản trở con cái thực hiện chữ “hiếu” đối với cha mẹ.
Trước hết hãy nói những nguyên nhân vô tình hay hữu ý biến con cái thành kẻ bất hiếu. Những nguyên nhân này, chủ yếu là liên quan đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Ta thường thấy, quan hệ “thân mật” giữa con cái với cha mẹ là khi chúng còn nhỏ, luôn gắn bó với gia đình, lúc nào cũng muốn gần cha mẹ, xa một bước cũng khó. Cha mẹ thường cưng chìu con và chấp nhận mọi hy sinh.
Lớn lên một chút, con cái đến tuổi đi học là có thêm những mối quan hệ mới, càng ngày càng nhiều. Và từ lúc đó chúng bắt đầu cảm thấy ít cần đến sự gần gủi cha mẹ.
Khi con cái trưởng thành, thực sự bước vào xã hội, đi làm ăn kiếm sống, có gia đình riêng thì mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ càng xa cách dần…
Khi con cái trưởng thành, ăn học thành tài, có gia đình riêng… thì mối quan hệ tốt đẹp này thường bắt đầu bị sứt mẻ.
Sự sứt mẻ tình cảm cũng thường đến, khi mà con cái có những nhận thức rõ nét về ưu khuyết điểm của người khác. Mà trước hết là ưu khuyết điểm của cha mẹ, ông bà.
Con người bình thường, ai cũng có khuyết điểm, chỉ khác nhau là ít hay nhiều. Cha mẹ ta không phải là thánh nhân, tất nhiên có những khuyết điểm, những thói quen làm cho ta khó chịu.
Sự sứt mẻ cũng thường đến khi khoảng cách về học thức, nhận thức, hoàn cảnh xã hội… giữa hai thế hệ càng lớn.
Khoảng cách tuổi tác giữa cha mẹ và con cái là một con số luôn cố định, nhưng cái khoảng cách trong các mối quan hệ thì không cố định.
Thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh. Vì thế mà thúc đẩy nhanh cái khoảng cách về hiểu biết, nhận thức giữa các thế hệ trong một gia đình.
Về tuổi tác, khi con cái trưởng thành thì cha mẹ cũng bước vào cái tuổi “ông ấy, bà ấy”.
Khi con cái lập gia đình riêng, trong gia đình sẽ xuất hiện những thành viên mới. Khi đó cha mẹ thường là đã bắt đầu già yếu, tính tình thay đổi, trí nhớ suy giảm… tạo ra những bất đồng giữa hai thế hệ.

Nhiều người lớn tuổi còn có những căn bệnh, gây nên sự trái tính đến mức khó hiểu.
Thường thì người lớn tuổi, ít hay nhiều đều bắt đầu có triệu chứng của bệnh già. Những người trẻ tuổi không thể biết, nếu không chịu nghiên cứu về bệnh lý “lão học”. Và nếu có biết về các triệu chứng của bệnh già, thì cũng chỉ trên lý thuyết. Bởi vì người trẻ tuổi không thể kinh nghiệm qua.

Khi con cái bắt đầu ra đời kiếm sống, phát sinh những quan hệ mới, những lo toan mới. Họ ít nhiều có phần xao nhãng việc chăm lo cho song thân, làm cho các cụ bắt đầu cảm thấy bị bỏ rơi. Và khi con cái có gia đình riêng, thì sự chăm lo cho song thân đã bị chia sẽ khá nhiều.
Cha mẹ thường luôn xem con cái mãi mãi là đứa trẻ, nên hay la rày, khuyên nhủ, dạy bảo những chuyện mà các chàng trai cô gái chẳng muốn nghe chút nào.
Nếu là những lời la rày dựa trên cơ sở sai sự thật, lời dạy bảo đó hoặc không đúng, hoặc lỗi thời thì càng làm cho con cái khó chịu. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Một vấn đề lớn nữa cũng cần xét.
Khi người con có gia đình riêng, thì cái “người dưng khác họ” đến chiếm địa vị quan trọng trong lòng con cái mình, từ đó nảy sinh sự ghen tuông và dễ tạo sự bất hòa giữa song thân và “người dưng khác họ”.
Khi cái gia đình riêng kia lại xuất hiện những “bé Ty, bé Bi” kháu khỉnh, thì con cái càng phải chú tâm cho cái tổ riêng của mình.
Sự xao nhãng với song thân càng tăng.
Ông bà vì thương yêu các cháu nội, ngoại nên hay can thiệp quá sâu vào việc nuôi dạy cháu, vì vậy mà ít nhiều cũng gây khó chịu cho con cái. Trừ trường hợp các ông bà có cùng kiến thức với con cái trong việc nuôi dạy cháu, thì điều đó sẽ thành một sự hợp tác tốt.
Người xưa nói :“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” thường là không sai. Đó chính là nguyên nhân của sự bất hòa khá lớn, giữa hai cách nuôi con, cháu của hai thế hệ. Để tránh những điều này, con cái thường phải cố ra ở riêng. Mà khi con cái đã ra ở riêng thì càng ít có điều kiện chăm sóc song thân.
Khi lớn tuổi, việc kiếm sống trở nên khó khăn, vì nhiều lý do. Con người thường trở nên kỹ tính, thậm chí trở nên khó khăn, hà tiện đến mức keo kiệt.
Ai cũng biết, trừ những người quá giàu, thì những người lớn tuổi, trong suốt quá trình sống thường phải tích góp được chút của cải để phòng khi ốm đau bệnh tật, những lúc gặp khó khăn. Nhưng nếu số phận nghiệt ngã, chỉ một vài cơn bạo bệnh, có thể thổi sạch số tiền tích góp bao nhiêu năm. Cho nên, dù có được con cái lo toan giúp đỡ, người già thường biết lo xa, khi có cơ hội, bao giờ cũng “giấu” riêng cho mình.
Hành động này lại thường làm đề tài cho con cháu cười cợt vì chưa hề nghĩ đến cái hoàn cảnh xấu ấy sẽ đến với chúng.
Cha mẹ luôn có những nỗi khổ tâm mà con cái không thể nào hiểu.

Trong xã hội chúng ta ngày nay, đang tồn tại nhiều thế hệ. Kẻ từng sống từ thời Pháp thuộc; người từng trải qua hai cuộc chiến tranh; người thuộc thế hệ sau khi kết thúc chiến tranh… Kẻ từng chịu gian khổ, hy sinh trong chiến tranh; người từng chắt chiu dành dụm trong thời bao cấp; kẻ khác sống thoải mái sau thời đổi mới...
Các thế hệ này khó mà hiểu và thông cảm lẫn nhau được.
Hai thế hệ chỉ cách nhau 10 năm, đã có khoảng cách quá xa về cuộc sống, huống chi giữa con cái với cha mẹ, rồi cháu với ông bà.

Ta thường chẳng biết, bắt đầu từ khi nào thì cái tình cảm thân mật trong gia đình bị sứt mẻ, nên khó mà lường trước được điều gì sẽ xảy ra trong cái gia đình của mình.
Con cái cần trang bị kiến thức để tìm hiểu, ngăn chặn hay “hòa hợp” những biến tính của cha mẹ, để cảm thông với bất cứ điều gì mà cha, mẹ thể hiện một cách không bình thường.
Và nhất là, phải tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự rạn nứt quan hệ giữa các thế hệ.
Điều khó khăn nhất đối với con cái, là sự chịu đựng những trái tính của cha mẹ. Vì hiểu và thông cảm vẫn chưa đủ.
Muốn làm được điều này, con cái phải luôn nuôi dưỡng những kỷ niệm êm đẹp thời còn trẻ. Cái thời được cha mẹ yêu chìu, chăm sóc bảo bọc, lo lắng dạy dỗ, tạo điều kiện cho mình ăn học nên người.
Cái câu “Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” ai cũng hiểu một cách chung chung, nhưng không phải ai cũng hiểu theo hoàn cảnh gia đình mình.

Trước hết, ai cũng biết, nếu không có cha mẹ, tất không có ta.
Sau nữa, ta cũng biết luôn, những khi ốm đau, bệnh tật..., nếu không có cha mẹ lo lắng chạy chữa cho ta, liệu ta có qua khỏi ? Nếu không có cha mẹ nuôi nấng bảo bọc, liệu ta có thể lớn khôn để được như ngày nay ?
Một vấn đề nữa, mọi người con có học cũng phải nhớ nằm lòng. Đó là, nếu không có sự hy sinh dành dụm của cha mẹ, liệu ta có được học hành đến nơi, đến chốn ?…
Đối với nhiều người thành danh, nếu không có cha mẹ làm viên gạch lót đường, liệu mấy ai có được danh giá như ngày nay ?.
Có phân tích được như thế, ta mới hiểu rõ câu ca dao trên một cách thấu đáo, từ đó mới lưu giữ mãi ký ức về tình nghĩa của cha, mẹ đối với ta. Khi đó, trong lòng ta mới có thể nảy sinh sự kính yêu, tôn trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ.
Cũng từ đó mà nảy sinh lòng hiếu thảo.
Chẳng ai có thể yêu thương người khác, khi mà chẳng biết, chẳng nhớ gì về những tình cảm gắn bó của người đó đối với mình. Người khác không thể buộc ta phải yêu thương bà K, ông H, hay chị S, anh T. Cùng lắm, họ chỉ có thể làm cho ta nhận ra, rằng những ông bà, anh chị này là người tốt.
Con người vốn bản tánh hay quên, nên phải luôn khơi dậy các ý nghĩ về ơn nghĩa để không bao giờ được quên. Dù có phải đem cân, đong, đo, đếm các ơn nghĩa này như một kế toán viên, còn hơn là để những tình cảm đối với ông bà, cha mẹ dần phai nhạt.
Trách nhiệm của con cái là phải luôn ghi nhớ và nhắc nhỡ, kể cho các cháu về cái tình sâu, nghĩa nặng của ông bà, để chúng khắc ghi vào tâm khảm.
Chỉ có nuôi dưỡng ký ức về tình nghĩa sâu đậm thì mới giữ được tình yêu thương ông bà, cha mẹ. Và chỉ có tình thương yêu mới có sự hiếu kính.

Kẻ thiếu trí nhớ về tình nghĩa thì không thể có lòng hiếu thảo và không thể nào là một người tốt.

Tháng 08 năm 2008
Về Đầu Trang Go down
 
@ Vu lan báo hiếu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Dấu hiệu ngày tận thế lại xuất hiện tại Anh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu :: Văn hóa, Nghệ thuật, Giải trí, Hài hước :: Tạp văn của Quang Anh-
Chuyển đến