Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu

Ngày khai trương: 7-11-2010
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Hôm nay:


Bạn muốn xem giờ hoàng đạo của ngày nào, nhấn chuột vào ngày đó. Lịch này có thể xem bất kỳ năm nào. Bạn Nhấn vào các dấu << hoặc dấu >> hai bên của năm.


Ảnh họp mặt ngày 7-11-2010



Ảnh họp mặt ngày 6-11-2011



Ảnh họp mặt tại sài gòn 4-2-2012


Ảnh họp mặt tại sài gòn 13-11-2012

Thời gian

Latest topics
Top posters
Admin
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
toquanganh
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
nhubinh
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
Dmitri Tran
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
duquanghoa
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
laogiacong
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
Nguyễn Thế Hưng
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
Hoàng Nghĩa Tý
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
chaika
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
pepvn
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_lcap@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_voting_bar@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 21 người, vào ngày 30/9/2023, 5:49 am
Statistics
Diễn Đàn hiện có 36 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: fgstarpop

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 272 in 232 subjects
Vòng Đời
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn Life_cycle_human_01
Giá vàng, ngoại tệ
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
Tỷ giá

widget flash
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn Pageviews=1

 

 @ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn

Go down 
Tác giảThông điệp
toquanganh




Tổng số bài gửi : 91
Join date : 09/02/2012

@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn Empty
Bài gửiTiêu đề: @ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn   @ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn Empty23/8/2013, 7:19 am

@ Phạm Quang Sơn.

Tôi không nhớ lần đầu tiên học với Phạm Quang Sơn là lớp mấy, nhưng nhớ chắc là lúc học lại lớp 5 lần hai, trường HSMN số 26, Chương Mỹ, Hà Đông, thì ở cùng lớp 5C với hắn.
Tôi và Sơn chắc cùng lứa tuổi nên cùng nhỏ con trong lớp, vì vậy mà hai đứa khá thân với nhau.
Tôi dùng chữ “khá thân”, chỉ vì Sơn thì hiền lành, chăm học, còn tôi thì hơi ngổ ngáo và không mấy siêng năng.
Ngày nay già rồi, nói là lười học, bọn trẻ đọc được lại cười cho thúi mũi nên phải nói khác khác đi một chút.
Chính vì có chút trái ngược như vậy, nên Sơn học giỏi hơn tôi là điều chắc chắn, và cũng không phải thật thân với nhau.

Chúng ta lúc nhỏ, hầu như ai cũng có tính hiếu kỳ.
Có đứa trẻ, chỉ cần được thấy mặt một “đại nhân vật” thì kể hoài cho đến mấy năm sau.
Thường thì cấp độ của các “đại nhân vật” phụ thuộc vào khả năng mà bọn trẻ có thể nhìn thấy, có thể gặp.
Đối với học sinh chúng tôi ở những nơi xa xôi hẻo lánh thì việc gặp ông chủ tịch huyện, ông bí thư huyện... cũng đã là vinh hạnh lắm rồi.
Cho nên, nếu được thấy, được đón tiếp những vị tầm cỡ bộ trưởng, thủ tướng hay chủ tịch nước thì “thôi rồi” luôn.
Nghĩa là có đề tài để mà nói mãi.

Năm ấy, chúng tôi học lớp 5, trường HSMN số 26, Chương Mỹ, Hà Đông. Tôi học chung với hắn ở lớp 5C.
Đó là niên học 1961 – 1962.
Trước ngày được nghỉ tết, phần đông những đứa có gia đình đều được người nhà đến đón. Những vị phụ huynh này thường là cha, mẹ.
Khi phụ huynh một đứa nào đến đón, chúng tôi tìm cách biết cho được, nào là ông, bà ấy giữ chức vụ gì, làm việc ở cơ quan nào...
Thường thì, nếu phụ huynh chỉ cần mang lon thiếu úy thôi, cũng đủ làm cho chúng tôi kính nể lắm rồi.
Hôm ấy, có người đến bằng xe hơi để đón học sinh.
Chẳng biết là đến đón đứa nào, nhưng sự kiện xe hơi đến tận trường đón thì cả bọn lác mắt, kính nể. Thế rồi có đứa nhanh chóng tìm ra được thông tin chính xác, đó là xe của thủ tướng Phạm Văn Đồng đến đón hắn về nhà ăn tết.
Tất nhiên người đến đón, không phải đích thân thủ tướng.
Hắn lạnh lùng ra xe, chẳng thể hiện chút hãnh diện nào.
Hết tết, hắn trở lại lớp, thế là có ngay đề tài để bàn tán. Chúng tôi tra vấn hắn đủ chuyện về thủ tướng, nhưng hắn im như thóc, xem như chuyện chẳng có gì mà phải ầm ỹ.
Hắn họ Phạm, thủ tướng cũng họ Phạm, ai cũng nghĩ, chắc là con cháu gì đó.
Thế nhưng, trong lý lịch thì ghi quê hắn ở cực nam đất nước, còn Phạm thủ tướng thì quê ở xứ Quảng.
Cuối cùng thì lòi ra cái bí mật, hắn là cháu ruột của vợ Phạm thủ tướng.

Đó là chuyện thời trẻ con.

Thế rồi, chẳng nhớ là đến lớp mấy thì chúng tôi chia tay.
Bởi vì khi chúng tôi học hết lớp 7 trường HSMN số 26, Chương Mỹ, Hà Đông, (niên học 1963-1964) thì theo chủ trương của trung ương, những HSMN nào có cha mẹ đang sống ở miền Bắc đều được trả về cho gia đình để nhẹ gánh cho ban quản lý HSMN.
Phạm Quang Sơn có cha hay mẹ gì đó ở miền Bắc nên phải từ giã trường HSMN và chúng tôi.
Thế là ai đi đường nấy.
Chẳng ai buồn hơn, và cũng không ai vui hơn.
Khi vào dự bị đại học ở Bacu, Liên Xô, thì chúng tôi gặp lại nhau. Cũng mừng chút chút vì bạn bè lâu ngày gặp lại mà.
Kể từ đó thì chúng tôi đã thân với nhau hơn trước đây. Thỉnh thoảng nấu ăn chung, thỉnh thoảng đi xem phim chung, đi dạo phố chung... nhưng chẳng đứa nào có khái niệm về tình bạn.
Hết dự bị đại học, ai đi theo về trường nấy.
Trường thì phụ thuộc vào ngành nghề được phân công.
Sơn đến học ở trường tổng hợp Voronhesh, ngành khảo cổ, tôi thì ở lại Bacu, học tổng hợp toán.
Thỉnh thoảng hai đứa cũng có thư từ cho nhau, toàn kể chuyện tào lao. Tuy nhiên, Sơn thì rất không khoái cái ngành nghề mà hắn đang học.
Lúc đó, trong chúng tôi, chẳng ai nghĩ, ngành hắn đang học là rất quan trọng, nên có biết gì mà khuyên nhủ. Hơn một năm theo học, thấy hắn chẳng than phiền gì nữa thì chắc là đã yên tâm.
Khi về Sài Gòn, thỉnh thoảng bạn bè tụ họp thì hai đứa cũng có gặp nhau.
Chúng tôi chọc ghẹo hắn là làm cái nghề “đào mồ cuốc mả thiên hạ”.
Bỗng nhiên có một thời gian hắn biến mất dạng, hỏi ra thì biết là cả hai vợ chồng đang làm cái tiến sỹ ở Liên Xô.
Sau đó, chẳng biết duyên số thế nào, hai vợ chồng kéo nhau đến Saint Peterburg (tức Leningrad) mở nhà hàng.
Chuyện là như vầy.
Khoảng giữa cuối thập niên tám mươi và đầu thập niên chín mươi, hai vợ chồng hắn qua Liên Xô làm “tiến sỹ các cái”. Vợ làm tiến sỹ ở Moscow còn hắn thì làm luận án ở Leningrad.
Thế rồi rộ lên phong trào, nhiều người Việt Nam ở lại Liên Xô và sau đó là Nga để làm ăn. Họ làm ăn hợp pháp là chủ yếu.
Chẳng hiểu duyên may thế nào, hay ai môi giới, hắn lại quen với Boris Elshin. Lúc đó ông ta chỉ là thị trưởng thành phố Leningrad.
Sau một lần đãi đằng, ngài Boris khen nhà hàng của hắn nấu ngon, lạ miệng. Rồi chẳng hiểu hắn đặt vấn đề thế nào, ngài thị trưởng cấp luôn cho hắn giấy phép kinh doanh nhà hàng, để khỏi bị nhân viên của ngài ấy làm phiền.
Sau vài biến đổi, Elshin lên làm tổng thống Nga, “nhường” chức thị trưởng Saint Peterburg cho Vladimir Putin.
Hình như là thông qua Elshin, hắn quen với Putin, rồi dần trở nên thân mật. Ngài tân thị trưởng này thỉnh thoảng cũng ghé nhà hàng của hắn để thưởng thức món ăn “Việt nấu theo kiểu Nga, hay món ăn Nga nấu theo kiểu Việt”, tùy người hiểu.

Triều đại mới, chính sách cũng mới, thế nên nhà hàng của hắn cũng phải làm lại giấy phép. Và lần này thì chính Vladimir Putin ký giấy phép cho hắn.
Sau này gặp lại, Sơn khoe rằng làm nhà hàng khá lắm. Lại được chính hai ông trùm nước Nga cấp giấy phép. Có lần đến nhà chơi, hắn đem cái giấy phép có chữ ký của Vladimir Putin ra khoe.
Chưa kịp nói hắn photo cái giấy này lại làm kỷ niệm thì hắn bán mất tiêu cái nhà hàng, giao luôn tờ giấy phép này cho chủ mới. Đối với hắn, kỷ vật liên quan đến các đại nhân vật chẳng có gì là to tát. Nghề của hắn còn liên quan đến cả những nền văn hóa cách đây hàng ngàn năm, thì mấy nhân vật còn sống nhăn răng ra đó đâu có ý nghĩa gì.

Thế nhưng, chính vì những mối quan hệ quen biết rộng như vậy mà uy tín của hắn đối với người Việt sinh sống và làm ăn ở Saint Peterburg rất cao. Cứ có chuyện lộn xộn với chính quyền thì người ta hay nhờ hắn giúp đỡ, can thiệp giùm. Vai trò của hắn đối với cộng đồng người Việt lúc này có phần quan trọng hơn cả đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Chẳng có gì lạ, bởi hắn nói được là làm được, còn các ngài kia thì... Hắn giúp được nhiều người Việt cơ nhỡ trên xứ người, thế thì khác gì chức danh “sứ”. Những khi có ai nhờ, hắn đều rất nhiệt tình giúp đỡ mà chẳng hề “xin tí bồi dưỡng”. Nhờ thế mà cả hai phía “ta và bạn” đều rất kính trọng hắn.

Vợ hắn vốn là người cùng dân tộc với ngài tổng bí thư Nông, và hình như cùng quê. TBT Nông có một lần dẫn đoàn qua Nga, nhân tiện ghé Saint Peterburg thăm lại trường cũ của ngài ấy. Thế là ngài Nông TBT ghé nhà hàng của hắn, vừa để thăm cô em đồng hương đồng bào, vừa để thưởng thức món ăn “Nga lai Việt, hay Việt lai Nga”.
Sau này kể lại, hắn nói :“Hôm đó tao phải trực tiếp vào bếp. Sợ có chuyện gì đó thì phiền lắm”.
Những chuyện như thế này, thường thì chỉ thỉnh thoảng nghe hắn kể thoáng qua. Nghe rồi gom góp mà hệ thống lại, chứ hắn chẳng bao giờ kể chính thức như những kẻ có ít nói nhiều.
Ngay từ nhỏ, hắn vốn đã là một thằng bé chẳng thích nói nhiều. Theo cách nói ngày nay thì hắn chẳng phải con nhà “Tám”. Vì vậy, dù đã khá thân với hắn, chuyện ăn chực ngủ nhờ cũng có đôi lần, nhưng tôi cũng chỉ biết vài chuyện sơ sài.

Từ khi về nước trở lại, Sơn chí thú với nghề “đào mồ cuộc mả”, quanh năm nay đây mai đó. Bản thân đã tìm ra bao nhiêu di tích, góp phần chứng minh sự tồn tại của các nền văn hóa cổ trên vùng đất Nam bộ này.
Năm tháng quen nhau, càng nhận thấy tên bằng hữu này năng lực rất cao trong nghề mà lại rất khiêm nhường, hiền lành và rất nhiệt tình với bạn.

Cách đây vài năm, kể từ sau khi nghỉ hưu, Phạm Quang Sơn sinh hoạt trong chi bộ Phường. Thế là hắn bị người ta bầu làm bí thư phường, tự nhiên gánh thêm chuyện xã hội, trong khi chuyện chuyên môn của hắn vẫn chưa dứt được.
Người như hắn chỉ là nghỉ hưu theo thủ tục, chứ dễ gì người trong ngành cho hắn yên.
Vậy mà hắn vẫn vui vẻ, đảm nhận tất cả nhiệm vụ mà người ta giao cho.
Có một tên bạn trời đánh, gán ngay cho Phạm Quang Sơn cái chức danh “Tổng bí thư... phường”. Hắn cười hề hề một cách hiền lành.
Nhiều kẻ làm chẳng ra gì thì hay hô hào đao to búa lớn. Phạm Quang Sơn làm được bao nhiêu việc mà chẳng khoe một câu.
Một lần hắn đưa cho tôi dịch một bài phỏng vấn vị giáo sư tiến sỹ sử học người Nga - Vladimir Kolotov, đồng thời ông cũng là một nhà Việt Nam học. Tôi ráng dịch, nhưng đến khi trao lại, hắn sửa gần như toàn bộ.
Thế mới biết, hắn uyên thâm trong học thuật hơn tôi nhiều.
Nói chuyện mới biết, vị giáo sư kia cũng là bạn thân lâu năm của hắn.

Hắn có thể được xem là một mẫu HSMN xứng đáng với sự tin cậy của cha anh.
Hôm nay nhận được tin không hay về thằng bạn này, xớn xác viết vội mấy dòng, chỉ mong còn được vui vẻ với nhau lâu lâu thêm một chút.
Thế nhưng... hắn đã thất lộc lúc 16h45 ngày hôm nay (16.07 năm Quý Tỵ).

Saigon, 22.08.2013
Về Đầu Trang Go down
 
@ Tôi là HSMN - hồi ức về Phạm Quang Sơn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sọt rác - Tiểu phẩm hài.
» Tác dụng của báo chí - Tiểu phẩm hài
» @ Toa thuốc của bác sỹ X. - Tiểu phẩm hài
» @ Logic học thần kỳ.- Tiểu phẩm hài.
» Ngộ nhận - Tiểu phẩm hài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu :: Văn hóa, Nghệ thuật, Giải trí, Hài hước :: Tạp văn của Quang Anh-
Chuyển đến