Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu

Ngày khai trương: 7-11-2010
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Hôm nay:


Bạn muốn xem giờ hoàng đạo của ngày nào, nhấn chuột vào ngày đó. Lịch này có thể xem bất kỳ năm nào. Bạn Nhấn vào các dấu << hoặc dấu >> hai bên của năm.


Ảnh họp mặt ngày 7-11-2010



Ảnh họp mặt ngày 6-11-2011



Ảnh họp mặt tại sài gòn 4-2-2012


Ảnh họp mặt tại sài gòn 13-11-2012

Thời gian

Latest topics
Top posters
Admin
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
toquanganh
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
nhubinh
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
Dmitri Tran
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
duquanghoa
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
laogiacong
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
Nguyễn Thế Hưng
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
Hoàng Nghĩa Tý
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
chaika
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
pepvn
Xin việc làm - Hồi ức I_vote_lcapXin việc làm - Hồi ức I_voting_barXin việc làm - Hồi ức I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 21 người, vào ngày 30/9/2023, 5:49 am
Statistics
Diễn Đàn hiện có 36 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: fgstarpop

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 272 in 232 subjects
Vòng Đời
Xin việc làm - Hồi ức Life_cycle_human_01
Giá vàng, ngoại tệ
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
Tỷ giá

widget flash
Xin việc làm - Hồi ức Pageviews=1

 

 Xin việc làm - Hồi ức

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
toquanganh




Tổng số bài gửi : 91
Join date : 09/02/2012

Xin việc làm - Hồi ức Empty
Bài gửiTiêu đề: Xin việc làm - Hồi ức   Xin việc làm - Hồi ức Empty16/3/2012, 4:57 pm

@ Xin việc làm.
(hồi ức).
Tôi không dám dùng tựa đề “Lận đận xin việc làm” vì e rằng có nhiều người còn lận đận hơn. Nếu dùng từ đó, dễ mang tiếng lạm dụng từ ngữ.

Tốt nghiệp đại học chẳng hề có chút vẻ vang nào, tôi cùng chúng bạn theo tuyến xe lửa liên vận Moscow - Hà Nội, xuyên qua xứ sở của Thành Cát Tư Hãn, của các vương triều Hán, Mãn để về với các vua Hùng.
Bây giờ, nhớ lại nên nhại thơ của bác Tám Nghệ, mà cảm thán cái “lỗi liềm” :
Từ thửa bút nghiên đi du học,
Hay, dở cũng về đất Thăng Long.
Trước tiên, tôi cùng lũ bạn làm công dân ngoan ngoãn, yêu nước, đến trình diện ngay với Bộ Đại học để nhận việc làm, phục vụ đất nước.

Tôi được Bộ Đại học giới thiệu đến trường đại học Ngoại thương. Ai dè, vừa đến nơi trình diện, sau khi xem xong giấy tờ, lý lịch, học bạ, phòng tổ chức không thèm úp mở gì, “ngay thẳng” từ chối phắt.
Lý do là, không có biên chế mới.
Lúc đó quả thật rất ngây thơ trong trường đời, nên chẳng kèo nài, tìm hiểu nguyên nhân.

Khoảng cuối năm bảy mươi ba, tôi dự đám cưới một chị bạn thời học sinh miền Nam ở Đông Triều, tên Trần Ngọc Sa, tức Bé Trần.
Trong đám cưới này, tôi được giới thiệu làm quen với dì Bảy Huệ cùng các con của dì và Hiếu Dân. Thực ra, lúc đó tôi chẳng hề biết các nhân vật này, theo cái nghĩa “họ là ai”.
Mãi sau ngày giải phóng, mới biết dì Bảy Huệ chính là phu nhân của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tức Mười Cúc. Và cô bé Hiếu Dân, chính là ái nữ của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, tức Sáu Dân.
Mấy ngày sau, chị Bé dẫn tôi đến nhà dì Bảy.
Bảy biết tôi đang thất nghiệp, bèn đưa tôi đến Chi cục Thống kê giới thiệu xin việc làm. Nhưng cái Chi cục này cũng vui vẻ từ chối thẳng thừng. Họ nói, ở đây chỉ nhận cử nhân có “bằng đỏ”. “Bằng đó” thì tôi có nằm mơ cũng không thấy.
Thực ra, cái màu của “bằng đỏ” xấu hoắc, một cái màu đỏ bầm tệ hại, làm sao đẹp bằng cái “bằng xanh” của tôi.
Kế đến, dì Bảy chẳng hề nản chí.
Dân cách mạng thứ gộc mà, đâu có thèm nản chí trước mấy cái khó khăn vặt vãnh này.
Thế là dì lại đưa tôi đến Bộ Quốc phòng, vì nghĩ tôi là con của bộ đội, ba đi B thì Bộ Quốc phòng phải có trách nhiệm.
Chú Hồ Bá Phúc - Cục trưởng Cục cán bộ cũng là dân Nam Bộ.
Bộ Quốc phòng chưa hề có thái độ chối, nhưng họ rất chảnh và là dân họ Hứa chính gốc.
Sau vài lần hứa, thì bắt đầu chuyển hệ. Họ nói với tôi là không còn biên chế sỹ quan quốc phòng, nếu chịu đi nghĩa vụ quân sự, thì họ tiếp nhận ngay.
Tôi cũng ừa luôn, chỉ cần có việc làm.
Vốn đang áy náy vì được đảng, nhà nước nuôi, cho ăn học, mà nay rong chơi hoài, không làm việc thì lương tâm cắn nát nội tạng.

Lại kể tiếp.
Một lần ghé thăm cô bạn cũ cùng thời, tên Ngô Kiều Oanh (từng học ở trường năng lượng Moscow – MEI), con gái của bác Ngô Tuấn Nhơn, chánh văn phòng Phủ Thủ tướng.
Bác Nhơn hỏi chuyện tôi, thì ra, cũng từng là bạn học và bạn chiến đấu thời chín năm tại Cần Thơ của “đồng chí bố”.
Bác ấy bèn hứa sẽ giúp.
Tuần sau đến, bác Nhơn đưa một lá thư (của bác Phan Trọng Tuệ, Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ giao thông), dặn tôi đem đến Bộ Giao thông sẽ được nhận.
Tôi hý hửng, cầm thư bác Ba Tuệ đến Bộ giao thông. Văn phòng Bộ tiếp đón niềm nở như tiếp một đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Tôi đưa lý lịch và tất tần tật những gì liên quan cho họ nghiên cứu. Anh chàng Chánh văn buồng, à quên, phòng chứ không phải buồng, còn nói thêm :“Chúng tôi rất cần những người học ngành toán ứng dụng như anh. Anh xem trong đám bạn học chung, ai chưa có việc làm, chúng tôi sẽ nhận hết. Thứ hai tuần sau anh đến đây nhận quyết định”.
Câu nói này làm cho tôi hoàn toàn hy vọng. E rằng còn hy vọng hơn cả anh chàng Chu Du tin vào Không Minh xin được gió Đông để phá quân Tào.
Tuần sau đến đúng hẹn.
Câu trả lời là :“Anh chịu khó chờ thêm một tuần nữa, chúng tôi đang tìm cách xin biên chế cho anh”. Vốn đang lạc quan, lại thêm sự nhiệt tình đón tiếp, cùng những lời nói cực kỳ thân mật. Thế là tiếp tục lạc quan tập hai.
Thêm một tuần phấn khởi chờ đợi.
Câu nói lần này là :“Bác Ba hối thúc quá, nhưng tôi cũng quá bận nên vẫn chưa lo được cho anh, mong anh thông cảm. Tuần sau anh đến, chắc chắn sẽ có quyết định”.
Thế là chào tạm biệt, gởi kèm với sự biết ơn vô hạn độ...
Cứ thế, năm lần hẹn mà “gió Đông” không hề phe phẩy.
Chắc anh chàng “vụ cán bộ” thấy tôi quá kiên trì và ngoan ngoãn, lại cảm thấy làm họ Hứa mãi cũng bất tiện, bèn lật tẩy :“Chúng tôi rất muốn nhận anh, nếu không thì quả là khó ăn nói với bác Ba Tuệ, nhưng quả thực là không thể xin thêm biên chế. Nếu được, anh chịu khó đến trường Đại học giao thông, may ra họ có biên chế... Trường này nằm ở Hải Dương, địa chỉ như thế, như thế...”. Câu nói này hơi giống một lời từ chối có chất ngọt của đường, tôi cũng bộc bạch tâm sự, rằng chẳng có phương tiện và tiền để đi đến cái nơi mà người ta chẳng biết tôi là ai. Lại nói, tôi xin đi làm vì cái tâm huyết muốn phục vụ đất nước, tại sao lại hành hạ nhau tận tình quá vậy...
Đến nước này thì anh chàng “vụ cán bộ” lặp tức hiện ra bộ mặt lạnh hơn tiền, nhưng cũng lịch sự nói lời xin lỗi và tỏ ý, rằng chúng tôi đã làm hết sức mình, mong anh thông cảm. v.v. và v.v.
Thế là, trước càng hy vọng bao nhiêu, nay lại thất vọng bấy nhiêu, giống như tính cân đối giữa “nợ” và “có” trong kế toán.
Tuy nhiên, có chuyện ngoài lề cũng kể thêm vào đây cho vui. Anh bạn thân của tôi tên Phan Trọng Nghĩa, dân hai lúa rặc ròng ở dưới miệt Cà Mau, thế mà khi đến Bộ Giao thông trình diện, nhập nhèm thế nào, anh chàng “vụ cán bộ” lại tưởng là cháu bác Ba Phan Trọng Tuệ, bèn nhận ngay tức khắc.
Khổ thay, quê bác Ba lại ở xứ Bắc, chẳng ăn nhập gì. Hay anh ta nghĩ, thời bác Ba hoạt động trong Nam Bộ đã rải dòng máu “Phan Trọng”.
Một anh bạn thân khác kể :“Tao nghe dặn trước, nên đã biếu thằng đó tấm hình nổi, thế là hắn chẳng làm khó chút nào”. Kể cũng tội nghiệp cái anh chàng “vụ cán bộ”, chỉ cần có một tấm hình nổi, đã có thể bán đứng lương tâm.
Nhưng tôi còn tội nghiệp hơn, vì mình chẳng phải là dân hàng hải, làm sao có thể kiếm được tấm hình hình nổi, khi mà chỉ có mấy cái anh “tư bản giãy chết” mới có.

Kế đến, tôi giao du với cái đám “nửa học sinh, nửa giang hồ”, nhờ thế mà quen với anh chàng Quốc Bình.
Cô Tuyết Minh là má của anh chàng Quốc Bình, vốn rất nhiệt tình. Khi biết chuyện tôi đang xin việc làm, cô bèn dẫn ngay đến phòng tổ chức của Bộ công nghiệp nhẹ.
Cô Tuyết Minh hình như cũng có chút thế lực ở Bộ này. Chẳng gì đức lang quân của cô cũng là thiếu tướng, lại đang tả xung hữu đột trong chiến trường B.
Cô vốn cũng từng là dân Bình Xuyên cũ, ngang tàng và có nhiều quan hệ rộng, nên các chức sắc của Bộ cũng nể trọng.
Tuy nhiên sự nể trọng cô, chẳng ăn nhập gì với việc Bộ có nhận tôi hay không.
Người xưa từng bảo “vị thần nể cả cây đa”. Nhưng cô Tuyết Minh chẳng phải là thần, còn tôi càng không phải cây đa.

Sau này đầu óc tôi có phần sáng ra, nên hiểu thêm mấy việc tại sao lại lận đận như vậy.
Xét về thành phần và sự quen biết, thì chắc khó ai hơn được, trừ cái đám đích thực là “con ông cháu cha” với công thức hóa là CO(CH)2 . Nhưng cái thành phần của tôi (HSMN, cha mẹ đang ở chiến trường) như con dao hai lưỡi. Các cơ quan thời đó rất sợ nhận mấy anh chị HSMN, vì chẳng biết nhận vào làm việc, đám này có “ngoan” không. Lại nữa, đám này thường là vô gia cư, vì cha mẹ đều đang ở chiến trường B.
Thế thì, nếu nhận chúng vào lại phải lo nhà cửa, rách việc !
Và một điều hệ trọng là, trước khi về nước, cô nàng đơn vị trưởng trường ĐHTH Bacu (AGU) phê trong lý lịch sinh viên của tôi đen hơn con chó mực. Thế là người ta sẽ nghĩ :“Đứt đuôi con nòng nọc là thằng cha này siêu quậy rồi, nhận nó vào thì có khối đứa khổ”.
Ấy thế, họ từ chối là lẽ đương nhiên, chứ chẳng phải vì tiêu cực hay tích cực gì cả.
Cũng chính vì vậy, mà ngay cả chuyện tôi đồng ý đi nghĩa vụ quân sự cũng không xong.

Thật ra, có một lần, tôi suýt được nhận việc.
Lần đó, bác Bảy gái giới thiệu tôi với Bộ Ngoại giao. Vụ tổ chức cán bộ của Bộ sau khi phỏng vấn tôi, kiểm tra Nga văn... thì họ vui vẻ nhận ngay.
Quyết định cũng đã ra ngay sau một tuần, kể từ hôm phỏng vấn.
Lần đó, bác tôi dặn, khi đi gặp người ta, nên ăn mặc đàng hoàng, tóc tai cắt gọn...
Tóm lại, hình thức và thái độ lương thiện, ngoan hiền đã giúp tôi gặp được “Bụt”.

Anh em tôi thuộc diện Trung ương quản lý. Ngoài ra, Cục 2 của Bộ Quốc phòng cũng đỡ đầu, đít và cả thân mình, nên có phân công một chú đỡ “toàn thân” anh em tôi.
Chú ấy cũng có mấy lần tác động với các Bộ, để họ nhận tôi, nhằm yên lòng những người ngoài mặt trận. Tiếc thay, thời đó có câu “nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế”. Tôi thuộc phần ưu tiên thứ tư, thì “còn xơi ! con ạ !”.

Khi nhận được quyết định của Bộ Ngoại giao, tôi bèn thật thà đến khoe với chú đỡ đầu, chủ yếu để ông yên tâm, khỏi lo thêm cho tôi.
Ai dè, ông lập tức đến Bộ Ngoại giao đề nghị thu hồi lại quyết định.
Lý do là, ba tôi đang hoạt động ở vị trí đặc biệt, nếu tôi làm việc ở Bộ Ngoại giao thì phía địch sẽ lần dò ra dấu vết của ba tôi. Sự nguy hiểm sẽ đến với tính mạng và công việc của ổng – tức cũng là công việc của Cục 2.
Tôi nghe nói lại, thế là đành phải vui vẻ chấp nhận. Lý do hoàn toàn hợp lý mà.

Vừa may, cuối năm 1974, các bác, các chú ở Trung ương Cục ra Bắc họp và “bảo trì sức khỏe”. Trong đó có bác Năm Thành, ba của mấy thằng bạn thân.
Gặp tôi và biết chuyện về cái sự lận đận, bác Năm Thành nói : “Miền Bắc chê mày, thôi mày về Nam làm việc với tụi tao. Nhưng nói trước nghen, đời chúng mày may ra mới thấy ngày giải phóng. Có dám đi thì tao giải quyết cho”. Nghe nói, tôi mừng hết lớn.
Thế là bác Năm giới thiệu tôi cho Văn phòng Ban Kinh tế kế hoạch (Ban KTKH) B2, thuộc Ban Thống nhất Trung ương.
Vài ngày sau, tôi chính thức là nhân viên của Ban Thống nhất Trung ương, trụ sở tại 56 Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Loại nhân viên làm việc cho chiến trường miền Nam và chờ đi B.
Lúc đó, Bộ Quốc phòng cứ hứa hoài, nói rằng chưa đến đợt nghĩa vụ quân sự, hãy ráng chờ.
Tôi cũng ráng chờ lắm, nhưng có phao để bám, tội gì bỏ để vớ đám lục bình.
Ban KTKH B2 này lo tất cả những vấn đề về viện trợ nhân vật, tài lực cho chiến trường B2 (Nam Bộ).
Sau Tết Ất Mão (1975), tháng 3, tôi chính thức rời Hà Nội để vào chiến trường. Rất tiếc, trong chuyến đi này không ai có máy ảnh để lưu lại những hình ảnh đẹp tuyệt vời của núi rừng Lào, Tây Nguyên, thời còn hoang sơ. Tôi cũng không ghi nhật ký nên bây giờ chẳng thể nào đưa bạn đọc vào những vương quốc thần tiên trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh này.
Đoàn xe của chúng tôi lúc đó chủ yếu là chở tiền, nên chia thành nhiều nhóm, với dự tính của Trung ương là dùng tiền này xài trong vùng giải phóng.
Không dè, ngày giải phóng đến nhanh quá, thế là số tiền này được đem sử dụng ngay trong lần đổi tiền thứ nhất.

Ngay chiều ba mươi tháng tư, các đơn vị còn lại trong R lo “nhổ trại”, để ngày một tháng năm thì có mặt tại Saigon hoa lệ.
Tôi theo đơn vị, tức Ban Ngân hàng R ra tiếp quản hệ thống ngân hàng ở Saigon. Cụ thể là Ngân hàng Việt Nam Thương tín, tại 79 Hàm Nghi.
Sau vài tháng làm việc chẳng ra làm việc, vì có biết gì về nghiệp vụ ngân hàng, tôi được chuyển qua Vụ điện toán của Ngân hàng Quốc gia, tại Bến Chương Dương.
Tại Vụ điện toán, tôi gần như ngồi chơi xơi nước vì chẳng biết gì về quy trình làm việc của hệ máy tính IBM 360 đối với nghiệp vụ ngân hàng.

Khoảng giữa năm 1976, Ban Khoa học Kỹ thuật (Ban KHKT- tiền thân của Sở Khoa học và Môi trường thành phố HCM), được thành lập do ý kiến của chú Sáu Dân (cố thủ tướng Võ Văn Kiệt).
Hay tin, tôi bèn tìm cách ra khỏi Ngân hàng, với lý do “không đúng nghành nghề”, xin chuyển về Ban KHKT.
Bác Kha Vạng Cân trước làm Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ, nghỉ hưu, nay được chú Sáu Dân mời quay lại làm trưởng Ban. Bốn phó Ban là bác Lâm văn Vãng, anh Lê văn Thới, anh Đặng Hữu Ngọc và anh Vũ Hùng Phi. Vài trưởng đầu nghành, như anh Đào Quang Phủ, Trương văn Mười, Lê Tấn Đức,...
Lính trơn của buổi đầu này chỉ có tôi và một anh chàng tên Nhật.
Chính vì cảnh “neo đơn” này, nên lãnh đạo Ban KHKT nhận tôi là lẽ đương nhiên.
Chẳng gì thì tôi cũng tốt nghiệp đại học ở đất nước “anh cả đỏ”. Cái thành tích đi B cũng thêm vào lý lịch một vết son mờ mờ.
Về Ban KHKT, tôi thực sự làm được khá nhiều việc, có thể tự hào là “công thần”.
Thế rồi chỉ một thời gian ngắn, các bộ phận của Ban KHKT cũng định hình, cơ ngơi khá khang trang, gồm mấy tòa biệt thự lớn và đẹp.
Tòa biệt thự 244 Điện Biên Phủ nhộn nhịp người ra kẻ vào, vui đáo để.
Chẳng biết hên hay xui, và cũng chẳng biết ai đã nghĩ ra, trong bộ phận thông tin KHKT của Ban lại xuất hiện bộ phận Thư viện.
Phòng tổ chức đẩy tôi và thêm vài mống vào bộ phận thư viện này.
Phòng thông tin KHKT và thư viện chiếm nguyên tòa biệt thự 224 Điện Biên Phủ.
Chưa kịp “thôi nôi” bộ phận này, thì chúng tôi bị sáp nhập vào Thư viện Quốc gia, với lý do lãng nhách, trong một thành phố không cần có hai thư viện với chức năng gần giống nhau.
Tôi đương nhiên bị (hay được) chuyển đến Thư viện Quốc gia – 69 Lý Tự Trọng, cùng với nhóm thư viện.
Tuy làm việc ở đây nhàn hạ, vui và có nhiều tiện lợi : gần trung tâm thành phố, được đọc sách thoải mái và miễn phí, có nhiều điều kiện tra cứu học hỏi và nhất là vốn ngoại ngữ tiến bộ thấy rõ... nhưng tôi vẫn hướng về nghề dạy học.
Thời đó, có vài trường đại học ở Saigon đồng ý nhận tôi, nhưng các cơ quan chủ quản (Ban KHKT, Thư viện Quốc gia) trước, sau đều không cho chuyển.
Trong quá trình làm việc tại các cơ quan này, tôi vẫn “ba gai” nhưng lại làm việc tích cực và tỏ ra có năng lực, nên khó xin chuyển đi.

Lúc đó, cậu em út của tôi đang học lớp 10, ở Cần Thơ và sống cùng ba, má tôi.
Ba, má muốn tôi về Cần Thơ để kèm cặp em tôi học, đồng thời cũng để tiện kèm cặp tôi (ai muốn hiểu thế nào cũng được). Với cái cớ, gần gia đình sau hai mươi năm xa cách, Thư viện phải cho tôi chuyển về Đại học Cần Thơ theo đơn và giấy tiếp nhận của tỉnh ủy Hậu Giang.
Thế là, kể từ khi về trường đại học Cần Thơ, tôi chính thức ổn định việc làm, hợp với khả năng cũng như sở thích.
Chấm dứt cái chuỗi ngày xin việc lận đận và ít yên ổn.

Viết và sửa xong 07.07.2011
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 134
Join date : 07/11/2010

Xin việc làm - Hồi ức Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin việc làm - Hồi ức   Xin việc làm - Hồi ức Empty16/3/2012, 6:51 pm

Vui hè. Không ngờ Anh Quang Anh có khiếu viết văn chớ bộ. Đọc thấy hấp dẫn hà.
Cám ơn anh nha.
Về Đầu Trang Go down
https://azgu.forumvi.net
 
Xin việc làm - Hồi ức
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Buổi gặp mặt của Tổng thống Công Hòa Azerbajian Ilham Aliev với những người đã học tập và làm việc tại Azerbajian

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu :: Văn hóa, Nghệ thuật, Giải trí, Hài hước :: Tạp văn của Quang Anh-
Chuyển đến