Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Các anh chị là cựu sinh viên Trường Đại học Tổng Hợp Quốc gia Azerbaizan - Bacu hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để viết bài về trường, thầy cô, bạn bè của chúng ta.
Chúc các Anh, Chị, Em mọi sự tốt lành
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu

Ngày khai trương: 7-11-2010
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Hôm nay:


Bạn muốn xem giờ hoàng đạo của ngày nào, nhấn chuột vào ngày đó. Lịch này có thể xem bất kỳ năm nào. Bạn Nhấn vào các dấu << hoặc dấu >> hai bên của năm.


Ảnh họp mặt ngày 7-11-2010



Ảnh họp mặt ngày 6-11-2011



Ảnh họp mặt tại sài gòn 4-2-2012


Ảnh họp mặt tại sài gòn 13-11-2012

Thời gian

Latest topics
Top posters
Admin
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
toquanganh
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
nhubinh
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
Dmitri Tran
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
duquanghoa
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
laogiacong
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
Nguyễn Thế Hưng
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
Hoàng Nghĩa Tý
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
chaika
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
pepvn
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_lcap@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_voting_bar@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. I_vote_rcap 
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày 9/10/2024, 4:01 am
Statistics
Diễn Đàn hiện có 36 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: fgstarpop

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 272 in 232 subjects
Vòng Đời
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. Life_cycle_human_01
Giá vàng, ngoại tệ
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
Tỷ giá

widget flash
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. Pageviews=1

 

 @ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa.

Go down 
Tác giảThông điệp
toquanganh




Tổng số bài gửi : 91
Join date : 09/02/2012

@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. Empty
Bài gửiTiêu đề: @ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa.   @ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. Empty24/7/2013, 8:03 pm

@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa.

Trước tiên, tôi sẽ phạm một điều đại kỵ, đó là chê các tác giả truyện võ hiệp Trung Hoa, được bao nhiêu người mến mộ.
Và nếu tôi chê những tác giả gạo cội, được nhiều đọc giả trên thế giới sùng bái, như Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh... thì chắc bạn đọc sẽ “ồ !” lên và phản đối :
- Ông có viết được như các tác giả đó không mà bày đặt chê ?.
Xin thưa, bất kỳ ai cũng có thể khen hay chê một tác phẩm, dù đó là văn, thơ, hội họa, kiến trúc..., thậm chí là sản phẩm công nghiệp, dù người đó chẳng thể nào làm được như tác giả của các sản phẩm.
Chúng ta phê bình một tác phẩm nghệ thuật được, là nhờ có khả năng nhận thức. Khả năng này nằm ngoài và độc lập với khả năng sáng tác.

Quay lại với cái cụ thể mà tôi muốn bàn. Đó là tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa.
Tôi xin lấy Kim Dung – thần tượng của nhiều đọc giả, làm đại diện để ví dụ.
Trước hết, bất kỳ một truyện nào của Kim Dung, bạn cũng có thể tìm ra những sự bất hợp lý.
Thạch Phá Thiên trong “Hiệp khách hành” là một chàng trai không biết chữ, có phần khờ khạo. Khi Đinh Đinh Đang Đang viết vào tay mấy chữ, dặn phải như thế, như thế để trốn khỏi bàn tay hiếu sát của ông cô ta. Thạch Phá Thiên hiểu. Bạn hiểu không, nếu có ai đó viết vào tay bạn bằng thứ tiếng mẹ đẻ của mình, dù bạn là người biết chữ ?
Lệnh Hồ Xung trong “Tiếu ngạo giang hồ” bị mất hết nội lực, cầm thanh kiếm còn không muốn nổi, vậy mà sử dụng Độc cô cửu kiếm, đâm mù mắt cả chục đối thủ. Độc cô cửu kiếm cũng chỉ là một thứ võ thuật, không phải là phép tiên, do đó người sử dụng vẫn phải cần đến sức lực.
Bạn đọc các truyện của Kim Dung sẽ thấy vô số mâu thuẫn kiểu như vậy.
Nhưng ta vẫn có thể bỏ qua được, vì thiếu sót của nhà văn là tất nhiên, khi viết một truyện quá dài.
Kế tiếp, bạn hãy tự trả lời các câu hỏi :“Bạn học được gì từ các nhân vật của Kim Dung ?”. “Bạn học được được gì, từ truyện của Kim Dung ?”...
Câu trả lời của tôi sẽ là :“Tôi thích lối viết văn hấp dẫn người đọc của Kim Dung”. Nhưng xin lỗi, yếu tố này chỉ là một phần của nghệ thuật sáng tác, thậm chí phải gọi là “kỹ thuật” thì đúng hơn, chứ chưa phải là nghệ thuật.
Kim Dung đưa ra trà đạo, tửu đạo, võ đạo, luận về các loại hình nghệ thuật, đưa ra những bài học lịch sử... hầu như đều sai thực tế. Bạn thu hái được gì từ những kiến thức của ông ta ?. Tôi nghĩ, thậm chí bạn còn bị rơi vào mê cung những kiến thức lịch sử, nhân văn, xã hội... lệch lạc, phi thực tế.
Thậm chí bạn có thể sẽ trở nên u u, mê mê, sau khi đọc tiểu thuyết của Kim Dung. Bởi vì ông ta vẽ ra cho bạn một xã hội không có không gian, thời gian, mà trong đó chỉ chứa đựng những thù hận truyền đời, sự khát máu, hiếu chiến... Và ông ta cố giải thích những hành động sai trái bằng những lý lẽ... cũng rất vô lý.
Thậm chí ông ta cố giải thích những hành động tàn ác (nhân vật chính phái mà giết người vô cớ), phi đạo đức (cướp giật, cưỡng hiếp, lấy nhiều vợ...) để chúng trở nên bình thường, có thể châm chước được.
Và tai hại hơn, trong xã hội của Kim Dung, các nhân vật hình như không biết lao động để kiếm sống là gì. Lý tưởng sống của họ là làm sao để trở thành đệ nhất võ lâm, trở thành minh chủ võ lâm... Nhiều kẻ bỏ cả một quãng đời để tìm kiếm, tranh giành bí kíp võ công. Các tranh chấp, mâu thuẫn trong truyện, thường chủ yếu tập trung vào thù hận, vào việc tranh giành ngôi vị, vào việc thực hiện các thủ đoạn...

Tuy các truyện của Kim Dung đều có những nhân vật tốt, thiện lương, không màng danh lợi... nhưng số này chiếm một tỷ lệ rất thấp. Và đa số trong bọn họ, ít hay nhiều, cũng nhuốm nhiều máu tanh. Trong “Anh hùng xạ điêu”, Quách Tỉnh ngay từ bé đã giết chết Trần Huyền Phong, khiến cho vợ ông ta là Mai Siêu Phong vốn đã độc ác càng thêm độc ác. Trong “Tiếu ngạo giang hồ”, Lệnh Hồ Xung giết và làm bị thương vô số địch thủ. Trong “Hiệp khách hành”, Thạch Phá Thiên cũng vô tình mà giết cả một bang hội. Hai nhân vật “sứ giả Thưởng thiện phạt ác” của Long Mộc đảo, ban đầu cũng được Kim Dung mô tả như hai tên đại ác ma, giết người như ngóe, thâm hiểm vô cùng, đến đâu ai cũng sợ, thế mà đoạn cuối, lại được tác giả giải thích như hai vị hiệp khách, chuyên thưởng những kẻ thiện, trừng phạt những kẻ ác. Những nhân vật Đinh Bất Tam, Đinh Bất Tư, cũng là những kẻ cùng hung cực ác, mỗi ngày phải giết ba, bốn người, vậy mà về sau chẳng thấy bị trừng phạt, lại còn được mời ra đảo Long Mộc để cùng nghiên cứu võ học...
Trong “Cô gái đồ long”, Trương Vô Kỵ, lúc còn nhỏ cũng đã giết mấy mạng người, dù là để tự vệ. Các nhân vật Hân Tố Tố, Triệu Minh (Mẫn), đều là những yêu nữ, giết người chẳng gớm tay, thế rồi nhờ tình yêu mà hoán cải thành người tốt. Cái lối hoán cải này xem chừng rất gượng, giống như được tác giả xếp đặt, chứ không theo tâm lý thường tình. Riêng cái bà Duyệt Tuyệt sư thái thì thật quá đáng. Một kẻ tu hành lâu năm, cầm đầu một danh môn chính phái mà giết người chẳng ghê tay, chỉ cần gán cho kẻ bị giết cái gọi là “ma giáo”. Bà ta lại còn là con người thâm hiểm, bày cách cho Chu Chỉ Nhược dùng trăm phương ngàn kế để lấy cho được bí kíp võ công nằm bên trong Ỷ thiên kiếm và Đồ long đao.
Ở đây lại cũng cho thấy thêm một điều phi lý, cả một bí kíp võ công, chẳng biết viết trên chất liệu gì mà có thể để trong một thanh kiếm mỏng tang được. Đó là chưa kể, để bằng cách nào ? Dù là rèn hay đúc thì cũng có thể làm cháy quyển bí kíp đó.
Nhân vật Vi Tiểu Bảo trong “Lộc đỉnh ký” thì tà không ra tà, chính không ra chính, thiện ác lẫn lộn. Mới đọc, ta thấy nhân vật này có vẻ như rất thường tình. Một người có tính cách lẫn lộn giữa tốt và xấu là bình thường. Nhưng những tính cách lẫn lộn tốt xấu đó của anh chàng Vi Tiểu Bảo, Kim Dung viết lại không theo tâm lý tự nhiên, mà do cốt truyện đưa đẩy. Lúc thì ông ta cho họ Vi là tà, lúc lại cho là chính, rồi tìm cách giải thích cho đọc giả cảm thấy hợp lý. Và cuối truyện, Kim Dung cố tình thu xếp cho họ Vi lấy một lúc mấy bà vợ, mà bà nào cũng như một “bình giấm chua”. Chẳng hiểu họ Vi thu xếp ra sao để cho cái gia đình tập thề này có thể yên ấm được ?.
Chắc là Kim Dung từng mơ ước một cuộc sống đa thê mà không được, nên ủy quyền cho nhân vật của mình. Nhưng ông ta lại không thể nào tưởng tượng được, một người đàn ông nhiều vợ, sẽ phải như thế nào.

Bạn ca ngợi Kim Dung, vì ông ta là cha đẻ của những nhân vật này hay sao ?

Những tình tiết vô lý hay gượng gạo như thế này, đọc các tiểu thuyết được gọi là hay, của những nhà văn từ cổ chí kim của Trung Hoa, ta rất khó gặp để mà bực mình.
Ai cũng biết, “Tây du ký” là một tác phẩm cổ điển, viết rất nhiều về thế giới thần phật, ma quỷ. Nhưng Ngô Thừa Ân đã mô tả rất thành công xã hội trên thiên đình, xã hội thời nhà Đường, xã hội của những quốc gia mà Đường tăng đi qua trên con đường Tây du để thỉnh kinh. Ngô Thừa Ân mô tả về các nhân vật của mình rất sống động, rất thật. Dù Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... là những nhân vật thuộc về thế giới thần tiên, mà cứ như người thường đang đứng trước mặt ta.
Tất nhiên, thời Ngô Thừa Ân chưa có máy tính để có thể sửa chữa bản thảo dễ dàng như ngày nay. Nhưng truyện của ông ta rất ít có loại mâu thuẫn làm đọc giả phải khó chịu.

Trong truyện của Kim Dung, thường có những nhân vật ngô nghê, ngốc nghếch mà võ công cực cao.
Ông ta làm cho bạn lầm tưởng, võ học và sự rèn luyện võ công nằm ngoài trí tuệ.
Đó quả là điều cực kỳ phi lý. Bởi vì võ học và sự rèn luyện võ công đòi hỏi sự thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo, kiên trì... và có cả căn cơ bẩm sinh. Nghĩa là, người có võ công cao, phải hội tụ rất nhiều yếu tố hơn kẻ khác.
Ta chỉ có thể chấp nhận những nhân vật nhờ hiền lương mà gặp may, để rồi trở nên cao thủ đại tài, như Quách Tỉnh, Thạch Phá Thiên... Nhưng đó là duyên, và những nhân vật này thực sự không ngu ngốc.

Nhiều nhân vật của Kim Dung cực kỳ độc ác, xấu xa, kiêu căng, hiếu chiến... mà võ công lại cực cao.
Nếu đây là trường hợp cá biệt thì còn có thể chấp nhận được.
Bởi vì ai cũng biết, giữa một xã hội giang hồ đầy hiểm ác như Kim Dung mô tả, những nhân vật nêu trên của ông ta, chưa thành tài thì đã bị giết chết rồi, làm gì còn cơ hội để có “võ công cực cao”.
Đây cũng là một trong những loại mâu thuẫn mà trong tiểu thuyết của Kim Dung, hầu như truyện nào cũng có.

Nhiều nhân vật của Kim Dung, dù chính phái hay tà phải, dù nhỏ tuổi hay lớn tuổi cũng rất bốc đồng, xốc nổi, cố chấp. Bọn họ chỉ cần vài câu nói không hợp ý là có thể nổi sát cơ, chực chém giết rồi. Loại người này, chỉ có ở những xã hội man rợ, thiếu hẳn sự văn minh.
Nhiều nhân vật cố chấp một cách phi lý, như cái lão Bạch Tự Tại, cha của Bạch Vạn Kiếm, trong “Hiệp khách hành”, sẳn sàng đánh giết, gây thương tích cho học trò thương yêu của mình, chỉ vì họ chưa kịp nói lời công nhận ông ta là vô địch thiên hạ.
Ở ngoài đời, bạn từng biết loại người như thế này chưa ? Tôi thì chưa hề.

Nhiều độc giả cho rằng, Kim Dung là đại văn hào của dòng tiểu thuyết võ hiệp giải trí. Chẳng hiểu họ dựa vào đâu để cho Kim Dung đứng chen chân với Aleksandr Duma, là một đại văn hào trong dòng tiểu thuyết võ hiệp của phương Tây ?.
Rõ ràng giá trị tiểu thuyết của Duma không chỉ là giải trí, nó nêu bật được những nét anh hùng thực sự của con người, cung cấp cho đọc giả nhiều kiến thức.
Đọc Duma, bạn có thể thấy rõ bức tranh xã hội trước và cùng thời của tác giả.
Rất tiếc, đã quá lâu tôi không đọc truyện của Duma, nên không thể nhớ để nêu thêm những khía cạnh xuất sắc của ông ta.
Chỉ riêng khía cạnh này, thì Kim Dung không thể nào so sánh được với Duma.

Nhiều truyện của Kim Dung tuy có nêu không gian và thời gian, nhưng là nêu cho có. Bởi vì ông ta viết về đời nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh,... rồi nêu mấy tên người của các triều đại này, như một cái “mắc áo”. Ông ta không hề đưa ra vài nét phác thảo về không gian của các khoảng thời gian, mà những sự kiện trong truyện xảy ra. Nó hoàn toàn giống như cái câu mở đầu truyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa” để phân biệt với “ngày nảy ngày nay” mà thôi.
Bạn đọc xong một truyện võ hiệp, có hình dung được bức tranh xã hội, lịch sử, văn hóa... thời của truyện đó, ra sao không ?.
Có lẽ do tôi kém tưởng tượng, nên không nhìn thấy được gì từ sự mô tả của tác giả.
Trong tất cả các truyện tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, tôi chỉ thấy “Thanh cung mười ba triều” là bức tranh xã hội thời nhà Thanh được vẽ khá rõ nét. Nhưng hình như đây là tiểu thuyết dã sử, chứ không phải thể loại võ hiệp, như của Kim Dung.

Tóm lại, bạn hãy thử suy nghĩ, “Ta thu hái được gì từ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung nói riêng, của Trung Hoa nói chung, ngoài tính giải trí rẻ tiền ?”.
Tôi viết bài này, là để xô đổ giùm bạn loại thần tượng, mà chắc chẳng ai biết đó là thần tượng gì ?, tốt hay xấu ?.
Các bạn cứ việc chửi tôi, để bảo vệ thần tượng của mình.
Riêng tôi, dù rất thích đọc tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, nhưng vẫn xem đây là loại giải trí rẻ tiền và chẳng có gì giúp làm giàu thêm hiểu biết của mình.

Saigon, tháng 6 năm 2013.

Comments :
ViThaSPKT : Anh QA ơi! Em rất thích sự so sánh của anh về KD và AD. Riêng em thì không thích đọc KD, hồi nhỏ, chỉ khi nào không có gì đọc mà chuyện của KD trước mt thì mới đọc thôi! Xin lỗi những ai yêu thích KD nha.

Việt Trung : Hồi mới GP, truyện chưởng từ nam xuất hiện ngoài bắc, mọi người tìm đọc rất nhiều. Đơn vị đóng quân ở vùng núi. Tối ko biết làm gì, chỉ đánh bài. Nghĩa cận (trước cũng học BK Odessa) bắt đầu kể chuyện chưởng, lính xúm xít lại nghe, chỉ mong tối để nghe Nghĩa kể chuyện Tây độc, Đông tà, Bắc cái, Nam đế, Quách Tĩnh - Hoàng Dung, Lệnh Hồ Xung - Doanh Doanh...
Truyện Kim Dung có sức cuốn hút, đọc ngấu nghiến, cả đêm, xong thì đúng là chẳng gì đọng lại. Vậy mà vẫn lôi cuốn. Toàn chuyện bịa, chẳng căn cứ vào đâu, nhưng dân chúng lại thích, đó là nét thành công của Kim Dung. Người ta bình về Kim Dung cũng nhiều, cả khen lẫn chê, theo tôi đấy cũng là thành công rồi.

AQ. Chào Việt Trung ! rất cám ơn về những lời góp ý.
Ngày xưa, cũng đã có dư luận chê bai truyện của Aleksandr Duma, họ nói rằng đây là dòng tiểu thuyết bình dân, rẻ tiền.
Nhưng nhiều người phản đối, họ lập luận rằng, truyện của AD được nhiều người ưa thích, như vậy là thành công rồi.
Tôi cũng từng tán thành ý kiến này.
Và quả thật AD rất được đọc giả thời đó yêu thích, đến mức, các nhà xuất bản tính tiền nhuận bút cho ông ta theo từng dòng chữ.
Nhà văn bèn dở thủ đoạn, cứ xuống dòng liên tục...
Đến bây giờ, các truyện của AD viết theo kiểu “xuống dòng liên tục để ăn tiền” có mấy ai biết ? Bởi chúng chết ngỏm rồi.
Vì sao ? Chỉ vì chúng không có giá trị đích thực.
Dòng tiểu thuyết võ hiệp ngày nay cũng đang chết dần, bởi càng ngày càng ít người đọc.
Như VT kể, thời mới GP, tôi cũng từng đọc nghiến ngấu tất cả sách võ hiệp (nhiều người gọi là “chưởng”) mà mình thấy.
Về sau này, khi có phim võ hiệp, tôi cũng xem rất say mê.
Kiểm lại, mình đã thu hái được gì ?
Điều mà tôi thu hoạch được, chính là bài viết phê bình trên đây.

Con người, bản tính vốn tò mò, ham thích những điều lạ theo một thị hiếu nào đó. Ai nắm được bí quyết này thì sẽ lôi kéo được người khác.
Chính điều này mà có chuyện “lều thơ của trạng Quỳnh” giúp cho người chèo đò kiếm tiền.
Ngày nay, các nhà quảng cáo cũng khai thác yếu tố này, họ tung chiêu “Lẫu Thái, chè Thái”, “chụp hình kiểu Hàn quốc”, ở Saigon thì “Phở Hà Nội”, ở Hà Nội thì “Bánh xèo Saigon”...
CNXH và CNCS cũng từng thu hút dân chúng gần nửa quả địa cầu.

Khi viết bài “Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa”, tôi muốn đọc giả tìm đến giá trị đích thực của một tác phẩm, một tác giả, chứ không phải vì cái sự nó thành công nhất thời, mà đã vội cho rằng nó “có giá trị”.
Viết được truyện như Kim Dung, Cổ Long... quả là phải có chân tài. Đây chính là điều mà tôi và nhiều người hâm mộ.
Nhưng tôi cũng rất muốn Kim Dung và những tác giả như ông thổi hồn nhân văn, đưa những giá trị đích thực vào truyện của mình. Với lối viết hấp dẫn của họ, chắc chắn sẽ để cho đời những tác phẩm sống mãi với thời gian, như các bộ Tam quốc diễn nghĩa, Tây du, Thủy hử, Đông chu liệt quốc, Hồng lâu mộng... hay Ba người ngự lâm... của Aleksandr Duma.

Bình Trần : Duma A lịch san có câu nói qua miệng 4 chàng ngự lâm: một người vì ba người và ba người vì một người, nghe cứ giống giống: mình vì mọi người chứ đừng nghĩ mọi người vì mình...

Đông Triều Đỗ : Tôi thấy nhận định của bạn là chính xác, chỉ là “tính giải trí rẻ tiền”, tuy rẻ tiền nhưng cũng có cái được chút chút, đó là đọc nó không thấy nhứt đầu, và đọc xong là quên gần hết.

Long Nguyễn : Gốc nhìn và phân tích của anh Quang Anh To logic và mang nhiều tính cách khoa học. Khoa học mà nói thì quả khong sai... Nhưng trong cuộc sống, có lẻ nhiều người trong chúng ta vẩn muốn tìm những giây phút nào đó để có thể thoát ra những cái logic hay ràng buộc hằng ngày đó. Dù chỉ một giờ hay chỉ một vài phút nào đó. Cái tài của Kim Dung (và 1 số tác giả khác) là biết lôi cuốn họ vào trong những câu chuyện có vẻ thần thoại và vô tưỡng đó, giúp họ quên đi những thực tế khó khăn hay bực bội hằng ngày... Trong xả hội tây phương, khi mà những quốc gia ở Châu Âu hay Hoa Kỳ đả có những trình độ khoa học và công nghệ khá cao thì vẩn còn rất nhiều người vẩn rất thích thú với những câu chuyện hành hiệp của Batman hay Spidernan ... Đúng như anh Đông Triều Đỗ nói, thì lúc xem em bị cuốn hút vô, nhưng sau đó là quên. Quên hết. Khong có nhức đầu. Mà củng đúng là cái đó là cái mà em cần trong những lúc căng thẵng !

AQ : Hằng ngày chúng ta vẫn ăn uống để sống (sinh tồn). Tuy nhiên trong vấn đề ẩm thức để sống, còn bao gồm cả thưởng thức.
Ai cũng biết, trong ẩm thực, có món vừa ngon vừa bổ, có món chỉ ngon mà không bổ và ngược lại, có món bổ mà không ngon... Đây chỉ là nêu ra ba trường hợp chính.
Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật cũng có thể chia ra ba vấn đề chính : 1. thích (ngon) và bổ ích; 2. bổ ích nhưng không thích; 3. và thích, nhưng chẳng bổ ích gì.
Vậy thì, quyền lựa chọn là ở nhu cầu của bạn.
Về Đầu Trang Go down
 
@ Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» @ Thư gởi các bạn Trung Hoa.
» Sọt rác - Tiểu phẩm hài.
» Tác dụng của báo chí - Tiểu phẩm hài
» @ Lão tiều phu chân thật. - Truyện kể hài.
» @ Toa thuốc của bác sỹ X. - Tiểu phẩm hài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cựu sinh viên Đại Học Tổng Hợp Quốc Gia AzGU - Bacu :: Văn hóa, Nghệ thuật, Giải trí, Hài hước :: Tạp văn của Quang Anh-
Chuyển đến